Với mong muốn được trải nghiệm cuộc sống và học tập tại các trường đại học hàng đầu thế giới, nhiều sinh viên đã chọn du học là con đường để thực hiện giấc mơ của mình.
Với mong muốn được trải nghiệm cuộc sống và học tập tại các trường đại học hàng đầu thế giới, nhiều sinh viên đã chọn du học là con đường để thực hiện giấc mơ của mình.
Tùy vào chính sách của từng quốc gia mà có thể có cơ hội cho phép sinh viên du học xong có được ở lại hay không?
Ví dụ như ở Mỹ, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể xin visa làm việc (Optical Practical Training – OPT). Trong thời gian được cấp trong visa, sinh viên có thể làm việc và tích lũy kinh nghiệm làm việc, cũng như cải thiện kỹ năng ngôn ngữ.
Tuy nhiên, việc xin được visa làm việc hay định cư còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như nhu cầu và kỹ năng của lao động, chính sách di dân của chính phủ Mỹ và cạnh tranh với các ứng viên khác.
Ngoài Mỹ, các quốc gia châu Âu như Đức, Phần Lan,.. cũng có chính sách cho phép sinh viên du học ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, các quy định và điều kiện có thể khác nhau tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia.
Vì vậy nếu hỏi rằng du học xong có được ở lại hay không thì câu trả lời là HOÀN TOÀN CÓ. Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu kỹ trước những thông tin và chính sách của quốc gia và trường Đại học mà mình muốn đến để..
Ắt hẳn sau khi có được đáp án cho câu hỏi “du học xong có được ở lại không?” thì nhiều bạn lại thắc mắc “Vậy được ở lại thì thời gian ở lại là bao lâu?”.
Thực tế, thời hạn được ở lại sau khi du học tùy thuộc vào chính sách của từng quốc gia.
Ví dụ, tại Mỹ, sinh viên du học có thể xin visa làm việc (OPT) để ở lại làm việc trong thời gian từ 12 đến 36 tháng tùy thuộc vào ngành học và cấp độ học vấn của sinh viên.
Tại Úc, sau khi tốt nghiệp, sinh viên du học có thể xin visa làm việc (Graduate Temporary Subclass 485 Visa) để ở lại và làm việc trong vòng 18 tháng đối với các ngành học cơ bản và 24 tháng đối với các ngành học liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Thời gian ở lại có thể được gia hạn nếu sinh viên đáp ứng các yêu cầu và điều kiện.
Tại Canada, sinh viên du học có thể xin visa làm việc sau khi tốt nghiệp (Post-Graduation Work Permit) với thời hạn tối đa 3 năm, tùy thuộc vào thời lượng chương trình học của sinh viên. Để đáp ứng yêu cầu, sinh viên cần có một bằng cấp từ trường đại học được công nhận và đáp ứng các yêu cầu về tiếng Anh và tài chính.
Tại Phần Lan, sinh viên du học có thể được cấp visa làm việc sau khi tốt nghiệp (Post-Study Work Visa) với thời hạn từ 6 đến 18 tháng tùy thuộc vào cấp độ học vấn và ngành học của sinh viên.
Ngoài ra, Phần Lan cũng có chính sách tạo điều kiện để các sinh viên quốc tế có thể định cư tại đây sau khi tốt nghiệp. Các sinh viên đã tốt nghiệp và có kinh nghiệm làm việc trong ngành của mình có thể đăng ký tham gia chương trình “Blue Card” để được cấp visa dài hạn để định cư tại Phần Lan.
Điều kiện để đăng ký chương trình này là sinh viên đã có một bằng cấp đại học hoặc sau đại học và đang làm việc trong ngành của mình.
Tham khảo thêm: Có nên đi du học Phần Lan hay không?
Về nguyên tắc, du học sinh không được phép định cư tại Mỹ vì họ thường được cấp visa du học, không phải visa định cư. Visa du học chỉ cho phép du học sinh lưu trú và học tập tạm thời tại Mỹ trong một khoảng thời gian nhất định. Mục đích chính của visa du học là để sinh viên có cơ hội nhận được bằng cấp, học vị từ một trường đại học hoặc cơ sở giáo dục tại Mỹ, sau đó sẽ trở về quốc gia của mình.
Định cư tại Mỹ yêu cầu các quy trình pháp lý phức tạp và thông qua các loại visa khác nhau như visa diện hôn thú, visa diện gia đình, hoặc visa diện việc làm. Việc định cư tại Mỹ đòi hỏi người nộp đơn phải đáp ứng các yêu cầu khác nhau và chứng minh rằng họ có mục đích định cư lâu dài tại Mỹ. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành chương trình du học, du học sinh có thể xin visa lao động hoặc tham gia chương trình OPT để ở lại và làm việc tại Mỹ.
Tùy thuộc vào loại visa mà thời gian được phép lưu trú tại Mỹ sau khi hết visa du học sẽ khác nhau. Trong thời gian lưu trú, du học sinh không được phép làm việc tại Mỹ và thời gian này chỉ để chuẩn bị rời khỏi nước này.
Đối với visa F-1, sau khi hoàn thành khóa học, du học sinh được cấp thời gian lưu trú là 60 ngày để chuẩn bị rời khỏi Mỹ. Visa M-1 và Visa J-1 chỉ được phép lưu trú thêm 30 ngày sau khi kết thúc chương trình học. Nếu muốn tiếp tục lưu trú và làm việc tại Mỹ, bạn có thể tham gia vào chương trình Optional practical training (OPT), thị thực H-1B, đầu tư EW hoặc EB5, kết hôn với người bản địa Mỹ,…
H-1B là thị thực lao động tạm thời, dưới sự tài trợ của công ty tại Mỹ. Loại thị thực này có thời hạn 3 năm và có thể gia hạn lên đến 6 năm.
Điều kiện để xin thị thực H-1B:
Nhưng thật sự xin được thị thực này là rất khó, tỉ lệ cạnh tranh cực kỳ cao khi mỗi năm sở di trú Mỹ ( USCIS) chỉ duyệt khoảng 85.000 trường hợp trong hàng trăm ngàn hồ sơ ứng viên nộp vào nước Mỹ. Thời gian xin thị thực H-1B thường diễn ra vào đầu tháng tư hàng năm. Và thời gian xử lý hồ sơ có thể kéo dài tới 3 tháng.
Visa EB3 hay Employment-Based Third Preference là thị thực là chương trình định cư Mỹ dành cho các diện lao động chuyên gia, lao động lành nghề hoặc lao động phổ thông.
Đối với người lao động lành nghề:
Du học xong có được ở lại không? Câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, lựa chọn ở lại sau khi du học có những lợi ích và cũng đồng thời đặt ra những rào cản.
Một trong những lợi ích lớn nhất là cơ hội trải nghiệm và học hỏi văn hóa, lối sống và ngôn ngữ của quốc gia đó. Việc ở lại cũng giúp cho sinh viên tạo ra một mạng lưới quan hệ và mở rộng các cơ hội việc làm tốt cùng một mức lương mơ ước.
Thêm vào đó, các sinh viên có thể tiếp tục học tập và nghiên cứu trong các trường đại học hoặc các tổ chức nghiên cứu tại quốc gia đó.
Tuy nhiên, việc ở lại cũng đặt ra nhiều khó khăn. Một trong những vấn đề quan trọng là vấn đề tài chính. Các sinh viên phải có đủ khả năng tự chi trả cho cuộc sống hàng ngày và tiếp tục học tập hoặc làm việc. Điều này đòi hỏi sự tính toán và quản lý tài chính rất kỹ lưỡng.
Thêm vào đó, cũng có thể gặp phải khó khăn khi phải xa gia đình, phải thích nghi với văn hóa, cuộc sống mới và cả vấn đề hạn chế về ngôn ngữ.
Ngoài ra, việc ở lại cũng đòi hỏi một số thủ tục pháp lý nhất định như cấp visa, xin giấy phép làm việc và đăng ký thuế. Các sinh viên cũng phải tuân thủ đầy đủ các quy định và luật pháp của quốc gia đó, bao gồm cả các quy định về nhập cư và tạm trú.
Tham khảo thêm: So sánh chi phí du học các nước Châu Âu – Học ở đâu tiết kiệm nhất?
Du học xong có được ở lại không? Đáp án đương nhiên là CÓ. Việc ở lại sau khi du học có thể đem lại nhiều lợi ích như cơ hội trải nghiệm văn hóa và mở rộng mạng lưới quan hệ. Mặc khác nó cũng đặt ra nhiều thách thức như việc quản lý tài chính và thích nghi với môi trường mới.
Để được ở lại, các sinh viên cần thực hiện các thủ tục pháp lý và tuân thủ đầy đủ các quy định và luật pháp của quốc gia đó. Do đó, bạn cần đánh giá kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Có phải bạn đang băn khoăn không biết ngành quản trị khách sạn nên du học ở đâu? Đừng lo, không chỉ chúng ta mà rất nhiều người ở ngoài kia cũng vậy. Hãy để Trawise đưa đến cho bạn cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết nhất về vấn đề này nhé. 1.
Du học là một cơ hội tuyệt vời để mở rộng kiến thức, trải nghiệm văn hóa mới và xây dựng tương lai sự nghiệp thành công. Một trong những yếu tố quan trọng khi xem xét du học là khả năng tiếng Anh. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng muốn hoặc có
Xu hướng học lên thạc sĩ tại nước ngoài đang được rất nhiều người Việt Nam lựa chọn. Tuy nhiên, du học thạc sĩ nước nào rẻ nhất? Cùng Trawise đi tìm lời giải đáp ngay bây giờ nào! 1. Vì sao sinh viên nên học thạc sĩ? Học thạc sĩ là một bước nâng
Nhiều du học sinh mong muốn được tham gia vào môi trường làm việc quốc tế. Đặc biệt là ở quốc gia kinh tế và giáo dục hàng đầu như Hoa Kỳ. Vì vậy, nhiều câu hỏi được đặt ra là có được ở lại Mỹ sau du học không? Làm thế nào để ở lại Mỹ hợp pháp sau khi tốt nghiệp. Du Học Việt Mỹ sẽ cùng các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây.