Từ khoảng 100 năm nay, có ba dòng người Hà Nội di dân vào Sài Gòn trong 3 giai đoạn: trước 1954, năm 1954 và sau 1975. Họ sống rải rác ở hầu hết các quận của TP.HCM, nhưng tập trung nhiều nhất là ở quận 1, quận 3 và quận Tân Bình. Trong đó, khu dân cư K300, khu phố 4, phường 12, quận Tân Bình được xem là một “lát cắt” của Hà Nội ở vùng đất phương Nam này. Không tiếng nhạc xập xình, không quán xá ồn ào, khu dân cư là một Hà Nội tĩnh lặng, trầm mặc với những mái nhà mang kiến trúc cổ, những tiếng nhạc dân ca, ca trù êm dịu, cùng những quán hàng xén nhỏ xinh.
Từ khoảng 100 năm nay, có ba dòng người Hà Nội di dân vào Sài Gòn trong 3 giai đoạn: trước 1954, năm 1954 và sau 1975. Họ sống rải rác ở hầu hết các quận của TP.HCM, nhưng tập trung nhiều nhất là ở quận 1, quận 3 và quận Tân Bình. Trong đó, khu dân cư K300, khu phố 4, phường 12, quận Tân Bình được xem là một “lát cắt” của Hà Nội ở vùng đất phương Nam này. Không tiếng nhạc xập xình, không quán xá ồn ào, khu dân cư là một Hà Nội tĩnh lặng, trầm mặc với những mái nhà mang kiến trúc cổ, những tiếng nhạc dân ca, ca trù êm dịu, cùng những quán hàng xén nhỏ xinh.
Theo lời một số người Sài Gòn, trước giải phóng, ở thành phố có hai quán ăn nổi tiếng chuyên bán “chả cá Hà Nội”. Sau năm 1975, hai quán ăn này vắng bóng. Vào khoảng năm 1986, một số người sành ăn bắt đầu mách nhau về món chả cá Hà Nội tại một quán ăn trên đường Nguyễn Hữu Cảnh. Chủ nhân của quán vốn là người Hà Nội chính gốc. Nhà hàng này còn được nhà báo Mary Ann Tagle giới thiệu trên tạp chí Saveur như một địa chỉ du lịch ẩm thực đáng tin cậy. Đài truyền hình của Nhật Bản cũng làm phóng sự về quán. Sau 16 năm, nay quán đã dời sang đường Trần Nhật Duật (phường Tân Định, quận 1).
Có thể nói, phần lớn du khách tìm đến quán không đơn thuần là tìm một món ăn, mà họ đến để thưởng thức cả một không gian văn hóa, một hương vị, một hoài niệm về Hà Nội.
Ngoài món chả cá, còn rất nhiều món ăn dân dã của Hà Nội giờ lại trở thành những món ăn đặc sản tại các nhà hàng. Giới công chức, doanh nhân thường thích gặp gỡ nhau ở nhà hàng Dáng Xưa (đường Cao Thắng, quận 3) để tìm không khí và hương vị của những món ăn Bắc.
Không chỉ có những món ăn đặc sản, những món ăn được người Hà Nội coi như những món quà vặt cũng không thiếu ở đất Sài Gòn. Quán bánh cuốn Tây Hồ ở góc đường Đinh Tiên Hoàng làm ăn phát đạt cả chục năm nay, sáng nào cũng đông nghẹt khách. Ở đây, người ta đã quen với cảnh khách quen trở thành bạn của nhau gọi nhau í ới. Món cà cuống nguyên chất ở đây được tính giá theo từng giọt.
Trên đường Nguyễn Văn Giai lại nổi tiếng với quán chỉ bán độc một món: ốc bươu nhồi thịt. Quán chỉ mở cửa từ 4 giờ chiều, với một mặt tiền rất nhỏ. Khách ở đây cũng lai rai, đủ loại, lúc thì một cặp nam thanh nữ tú, có khi là một chị mua về đãi cả nhà, thi thoảng có dăm anh công nhân tan tầm ghé chỉ để ăn ốc và tán chuyện tào lao chứ không nhậu… Từ một gánh ốc bên đường, đến nay, bà chủ đã xây nhà ba tấm, gánh ốc được thay bằng xe tủ kính sạch sẽ và vệ sinh.
Những người Hà Nội xa xứ đôi khi nhớ món bánh rán nóng nhân đậu, hoặc bát rượu nếp (cơm rượu) gợi nhớ món ăn “giết sâu bọ” trong dịp Tết Đoan Ngọ giữa năm của người Bắc vừa bùi vừa ngọt lại trở thành khách quen của bà cụ ở góc Lý Chính Thắng – Trần Quốc Thảo. Chỉ với một chiếc bàn gỗ trên lề đường, bà bán các món quà Hà Nội như: bánh rán, bánh gai, bánh giò, rượu nếp… suốt 20 năm nay. Quê bà ở Gia Lâm (Hà Nội), thuở nhỏ từng theo mẹ bán bánh dạo trên tuyến tàu hỏa Bắc - Nam. Giờ đây đã gần 60 tuổi nhưng đêm đêm bà vẫn tự tay nhào bột. Từ các món quà vặt, con cái bà giờ đã trưởng thành, muốn mẹ nghỉ ngơi, nhưng bà vẫn cứ bán bánh như một niềm vui.
Hương vị của món ăn Bắc dường như đã lây lan sang nhiều thực khách chính gốc Nam Bộ. Từ nhu cầu có thực, ở một vài con đường đã hình thành những khu bán thực phẩm đặc sản Hà Nội được chuyển thẳng bằng máy bay mỗi ngày như: Pasteur, Trần Quốc Toản, Nguyễn Bỉnh Khiêm, chợ Ông Tạ, chợ Tân Sơn Nhất…
{{Model.AvgRating >= 10 ? "10" : (Model.AvgRating|number:1)}}
{{Model.CreatedDate|dateTimeJson}}