Con Đẻ Và Con Nuôi

Con Đẻ Và Con Nuôi

Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng các điều kiện dưới đây:

Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng các điều kiện dưới đây:

Chế độ được hưởng thai sản cho lao động nữ khi sinh con, nhận con nuôi

a) Trường hợp sinh con thông thường

Lao động nữ tham gia BHXH từ đủ 6 tháng trong 12 tháng khi sinh con sinh con sẽ được

- Nghỉ trước và sau khi sinh 6 tháng trong đó thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 2 tháng.

- Sinh đôi trở lên, tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.

- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

-   Thời gian nghỉ tính cả nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, Tết.

- Lao động nam đang đóng BHXH từ đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng khi có vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản:

+ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

+ 10 ngày làm việc trường hợp vợ sinh đôi. Từ sinh 3 trở lên thì cứ thêm 03 ngày làm việc/ con;

+ 14 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

- Trường hợp nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì người lao động được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Lưu ý: Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.

- Trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mà thai chết lưu, nếu đủ điều kiện (đóng BHXH từ đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng) thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ thời điểm thai chết lưu.

- Lao động nữ nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mà sau khi sinh con mà con bị chết, nếu đủ điều kiện (đóng BHXH từ đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng) thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, còn hưởng chế độ thai sản do con chết nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá 6 tháng. Cụ thể:

+ Con dưới 02 tháng tuổi bị chết: Mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con;

+ Con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết: Mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá 6 tháng

- Thời gian nghỉ tính cả nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, Tết.

Trường hợp mẹ chết sau sinh thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ hưởng chế độ thai sản theo thời gian còn lại của mẹ. Nếu không nghỉ thì ngoài tiền lương còn được hưởng tiền chế độ cho thời gian còn lại của người mẹ.

+ Nếu cha nghỉ chăm con thì nộp hồ sơ tại đơn vị của cha.

+ Nếu cha không nghỉ chăm con thì nộp hồ sơ tại đơn vị của mẹ.

Cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng

Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng của mẹ

Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ

Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng của cha

Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

Mức bình quân tiền lương các tháng đóng BHXH của mẹ

Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng của cha

Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi

Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng của cha

e, Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con hoặc con chết sau khi sinh con

Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con hoặc con chết sau khi sinh con khi có đủ điều kiện:

- Sau khi đã nghỉ ít nhất 4 tháng;

- Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày đi làm việc, lao động nữ còn được hưởng trợ cấp thai sản đến hết thời hạn theo quy định.

Công Ước Giữa Việt Nam Và Mỹ Về Diện Con Nuôi Đặc Biệt

Theo hiệp ước giữa việt nam và hoa kỳ, việc nhận con nuôi từ việt nam sẽ có hiệu lực vào ngày 16/09/2014. Việc nhận con nuôi đặc biệt này được tiến hành thông qua một chương trình đặc biệt cho những trẻ em có nhu cầu đặc biệt như: Trẻ em từ 5 tuổi trở lên và trẻ em thuộc anh chị em của chương trình con nuôi đặc biệt.

Những cha/mẹ thuộc công dân Mỹ muốn nhận con nuôi từ Việt Nam, thì phải thông qua chương trình nhận con nuôi thông qua một nhà cung cấp của Mỹ được sự ủy quyền của chính phủ Việt Nam.

Để mang con nuôi từ Việt Nam sang Mỹ định cư, thì cha mẹ nuôi phải đáp ứng các yêu cầu sở công dân và Sở Di Trú Mỹ,nếu cha/mẹ nuôi đủ điều kiện và phù hợp với yêu cầu của 2 cơ quan trên theo luật di trú Mỹ.

Ngoài ra, đứa trẻ con nuôi phải đáp ứng được những yếu tố theo luật Di Trú Mỹ để được di cư đến Mỹ theo dạng Visa IH-3 hoặc IH-4.

Những người là cha/mẹ nuôi cảm thấy phù hợp và đủ các điều kiện đề áp dụng USCIS. Đồng thời cha/mẹ nuôi đó phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

Việt Nam sẽ không yêu cầu cha/ mẹ nuôi phải cư trú tại Việt Nam trong suốt thời gian quy định để hoàn tất việc nhận con nuôi. Tuy nhiên, cha/mẹ nuôi phải quay về Việt Nam để làm thủ tục nhận con nuôi trước mặt chính quyền Việt Nam một cách hợp pháp.

Nếu cha/mẹ nhận con nuôi về Việt nam, nếu chỉ có cha hoặc mẹ về để làm thủ tục nhận con nuôi . Việt Nam yêu cầu người Vợ/ chồng phải có giấy ủy quyền của người mà không về Việt Nam được. Giấy ủy quyền đó phải có công chứng và chứng thực của Đại sứ quán Việt Nam ở Mỹ xác nhận.

Theo luật Việt nam, cha/ mẹ nuôi phải lớn hơn con nuôi ít nhất là 20 tuổi thì mới được nhận con nuôi tại Việt Nam.

Pháp luật Việt Nam chỉ cho phép nhận con nuôi khi cha/ mẹ là khác giới . Những trường hợp đồng giới nhận con nuôi tại Việt Nam, dù đã kết hôn hay chưa kết hôn thì vẫn không đủ điều kiện để nhận con nuôi theo luật pháp tại Việt Nam.

Đối với việc nhận con nuôi , thì không có áp dụng mức thu nhập tối thiểu cho việc nhận con nuôi tại Việt Nam. Các Trung Ương và Bộ Tư Pháp,cục con nuôi tại Việt nam sẽ đánh giá kinh tế, điều kiện về sức khỏe của cha/ mẹ nuôi đó. Cha/ mẹ nuôi đó phải chứng minh được rằng họ đủ sức và đảm bảo việc chăm sóc và giáo dục cho đứa con nuôi của mình.

Chính quyền Việt Nam sẽ áp đặt tiêu chí và điều kiện cho cha/ mẹ như : Đạo đức tốt, có thẩm quyền về mặt pháp lý như cha/ mẹ nuôi không áp đặt quyền làm cha/ mẹ của mình lên con cái, cha/ mẹ nuôi không có tiền án, tiền sự và không bị xử phạt về hành chính áp đặt cho cơ sở giáo dục hoặc y tế.

Cha/mẹ nuôi nếu vi phạm những tội cụ thể thì sẽ không đủ điều kiện để nhận con nuôi.

Tội cố ý gây thương tích và vi phạm đến tính mạng của người khác, sức khỏe không đảm bảo, nhân phẩm, danh dự, ngược đãi ông bà/cha mẹ, ngược đãi vợ/ chồng và con cái hoặc người chăm sóc. Đồng thời liên quan đến tội như lôi kéo, ép buộc, che giấu tội phạm, buôn bán hoặc trao đổi chất cấm, bắt cóc trẻ em, thì không đủ điều kiện để nhận con nuôi.

Việt Nam là một trong các thành viên của công ước nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ phải chấp thuận bằng văn bản việc cho con là tự nguyện. Việc đó phải được thông qua Sở Tư Pháp, sự quyết định đó phải được quyết định sớm, hơn nữa cha/ mẹ đẻ của đứa trẻ được quyền rút lại quyết định của mình trong thời gian là 30 ngày trước khi đứa trẻ được xác nhận là đủ điều kiện việc cho con nuôi.

Đứa trẻ phải dưới 16 tuổi mới đủ điều kiện cho con nuôi, những trẻ em từ 9 tuổi trở lên phải có sự đồng ý của đứa trẻ về việc tự nguyện làm con nuôi của cha/ mẹ nuôi của mình.

Đối với những trẻ em từ 5 tuổi trở lên, thì có thể được thông qua chương trình nhận con nuôi đặc biệt.

Những trẻ em thuộc nhóm anh/ chị em ruột cùa 2 hoặc nhiều hơn, có thể đủ điều kiện cho con nuôi, thông qua chương trình nhận con nuôi đặc biệt. Viện Nam sẽ ưu tiên việc anh/ chị em cùng với gia đình nhận nuôi đứa trẻ đó.

Trường hợp những trẻ em bị khuyết tật,bệnh thế kỷ HIV hoặc những bệnh nghiêm trọng khác. Thì những trường hợp đó, trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi thông qua chương trình nhận con nuôi đặc biệt.

Bởi việt nam là thành viên của công ước nhận con nuôi, con nuôi tại Việt Nam phải tuân thủ đúng theo quy trình cụ thể được thiết kế nhằm đáp ứng yêu cầu của công ước. Bạn phải hoàn thành các bước theo các trình tự sau để đáp ứng tất cả các yêu cầu về pháp lý cần thiết.

Bước đầu để áp dụng để cho một đứa trẻ từ Việt Nam sang Mỹ, thông qua nhà cung cấp dịch vụ cung cấp con nuôi ở Mỹ theo sự ủy quyền của cơ quan Trung ương Việt Nam. Chỉ có các nhà cung cấp dịch vụ nhận con nuôi, được sự công nhận của Cơ Quan Trung ương Việt Nam thì mới có thể đóng vai trò là nhà cung cấp chính thức trong trường hợp cho con nuôi.

Các nhà cung cấp dịch vụ nhận con nuôi, phải đảm bảo về trách nhiệm cho các dịch vụ của mình cung cấp. Theo đúng với hiệp định công ước nhận con nuôi được ký kết giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

sau khi USCIS đã chọn được một người đủ điều kiện nhận con nuôi tại Việt nam, hoặc thông qua sự phê duyệt của chính phủ Việt nam có thẩm quyền cung cấp dịch vụ nhận con nuôi. Bạn phải áp dụng các chính sách trên khi thấy công dân đó đủ điều kiện.

Người hội đủ điều kiện nhận con nuôi, trước hết phải nộp đơn I-800A, và phải tra qua các bước để kiểm tra về kinh tế, lấy dấu vân tay, kiểm tra lý lịch cá nhân.

Mẫu I-800A và I-600A cho phép cha/mẹ nuôi chứng minh rằng mình đủ điều kiện để áp dụng, khả năng cung cấp cho đứa trẻ đó. Nếu Cha/mẹ nuôi đã kết hôn, thì cha/mẹ nuôi đó phải có những giấy tờ liên quan về thân thế như: Bằng chứng về quốc tịch, giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân, nếu có người lớn ở chung với 2 vợ chồng thì bạn phải cung cấp những giấy tờ về người đó.

Nếu cha/ mẹ nuôi muốn nhận con nuôi từ một quốc gia có công ước nhận con nuôi, thì Cha/ mẹ nuôi phải nộp mẫu đơn I-800A. Cha/mẹ nuôi đó không được chấp nhận bất kỳ trước khi USCIS chấp thuận đơn I-800A. Trong thời gian chờ chấp thuận mẫu đơn I-800A, thì cha/ mẹ nuôi đó không được tiếp xúc với cha,mẹ hoặc người chăm sóc hợp pháp của đứa trẻ hoặc tiếp xúc với cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm về việc chăm sóc đứa trẻ có thể hội đủ điều kiện làm con nuôi.

Nếu cha/ mẹ nuôi nhận con nuôi từ một quốc gia không phải là thành viên của công ước nhận con nuôi, thì cha/ mẹ nuôi đó có thể nộp mẫu đơn I-600A. Trước khi bạn xác định nhận đứa trẻ đó làm con nuôi, thì bạn có thể nộp đơn I-600A trước cho USCIS trong trường hợp là đứa trẻ đó được biết đến khi bạn đang di du lịch trên đất nước của đứa trẻ đó.

bạn phải trả cho USCIS tổng cộng 805 USD bao gồm lệ phí nộp đơn và phí quét vân tay cho từng thành viên sống trong gia đình từ 18 tuổi trở lên.

Trước tiên là USCIS sẽ đánh giá bạn có phù hợp và đủ điều kiện để làm cha/ mẹ nuôi hay không?. Nếu bạn đủ điều kiện để chấp thuận, USCIS sẽ gởi cho bạn thông báo bằng văn bản.

Đối với mẫu đơn I-800A, thời gian xét là 15 ngày kể từ lúc USCIS đã thông báo cho bạn về kết quả kiểm tra hồ sơ và lấy dấu vân tay.

Đối với mẫu đơn I-600A thời gian phải kéo dài 18 tháng, nhằm để USCIS kiểm tra xem tình trạng đứa trẻ, và bạn có đủ điều kiện và tính hợp pháp thuộc danh nhận con nuôi theo công ước hay không?.

Trước khi tiến hành việc nhận con nuôi, người xin nhận con nuôi phải thực hiện đầy đủ các bước phía trên, khi đã hoàn thiện các bước trên thì bạn mới tiến hành các thủ tục cuối cùng để hoàn tất việc nhận con nuôi.

- Một số cơ quan chính phủ tại việt nam có vai trò trong quá trình cho nhận con nuôi ở Việt Nam như : Bộ Tư Pháp, Cục con nuôi là những cơ quan nuôi con nuôi tại Việt Nam. Bộ tư pháp có trách nhiệm giám sát tổng thể quá trình nhận con nuôi. Bộ tư pháp cho phép các cơ quan nước ngoài nhận con nuôi được hoạt động tại Việt Nam. Các cơ quan đó phải có trách nhiệm đánh giá hồ sơ của cha/ mẹ nuôi tương lai của đứa trẻ đó. Đồng thời, việc xem xét hay đánh giá phải được thực hiện bởi chính quyền địa phương.

- Việc xác nhận đó để cho thấy rằng việc áp dụng luật nhận con nuôi hoàn toàn phù hợp với luật nuôi con nuôi của Việt Nam và công ước nhận con nuôi.

- Bộ tư pháp cũng xác nhận với các cha/mẹ nuôi tương lai của đứa trẻ có nhu cầu đặc biệt, trẻ phải từ 5 tuổi trở lên và trong nhóm anh chị em ruột. Sở Tư Pháp phải xác định là đủ điều kiện của đứa trẻ trong việc cho con nuôi, đồng thời phải tổ chức nghi thức cho và nhận con nuôi, và đồng thời duy trì việc đăng ký nuôi con nuôi.

- Tòa án Việt Nam hoàn toàn không có vài trò quyết định trong việc cho và nhận nuôi con nuôi.

- Thúc đẩy cơ quan cung cấp dịch vụ cho nhận con nuôi của Mỹ, thay mặt cha mẹ nuôi nộp hồ sơ cho Bộ tư pháp. Đồng thời hỗ trợ cho cha mẹ nuôi và con nuôi của họ, đồng thời phải cung cấp các báo cáo sau đó cho Bộ Tư Pháp.

- Đồng thời các nhà cung cấp dịch vụ cho nhận con nuôi, cũng phải thông báo đầy đủ cho cha mẹ nuôi về tình hình của đứa trẻ cũng như sức khỏe của đứa trẻ đó.

- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác

- Giấy chứng nhận chấp thuận nhận con nuôi do cơ quan có thẩm quyền của Mỹ

- Giấy chứng nhận về tình trạng hôn nhân.

Khi tất cả các bước trên , đến giai đoạn xin Visa bạn chỉ cần làm thêm một số việc thì con bạn có thể theo bạn về nhà để sống chung với bạn.

Sau khi hoàn tất việc nghi thức nhận con nuôi, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận khai sinh của đứa trẻ đó. Bạn có thể sử dụng giấy khai sinh đó để xin hộ chiếu cho con của mình.

Đối với đứa trẻ nếu chưa là công dân Mỹ, thì đừa trẻ đó cần phải có giấy thông hành hoặc hộ chiếu việt nam.

Nhà cung cấp dịch vụ con nuôi , phải hổ trợ cho cha mẹ nuôi có được hộ chiếu việt nam cho đứa trẻ đó. Hồ sơ phải gởi được đến Bộ CÔNG AN, và văn phòng bộ nhập cư . Hồ sơ xin hộ chiếu Việt Nam cho trẻ bao gồm:

- Mẫu đơn xin hộ chiếu ( phải có giấy xác nhận của Sở Tư Pháp )

- Bản sao có công chứng về nghị định nhận con nuôi

- Bản sao có công chứng về việc cho và nhận con nuôi.

- Bản sao giấy khai sinh có công chứng.

- Bản sao hộ chiếu của cha mẹ nuôi có công chứng

Sau khi đã có giấy khai sinh và hộ chiếu cho đứa con nuôi,bạn phải hoàn thành thủ tục xin cấp thị thực cho con của bạn từ Đại sứ quán Mỹ ở Việt Nam. Sau khi thủ tục xin Visa được chấp thuận cấp cho con của bạn,Đại Sứ Quán sẽ cho đánh giá cuối cùng của vụ án,và cấp giấy chứng nhận con nuôi Mỹ chính thức theo mẫu đơn I-800A.

Đề có được thị thực nhập cư cho đứa con của bạn,bạn phải cho con bạn đi du lịch với gia đình của bạn. Đây cũng là một phần quan trọng của quá trình xin thị thực.

Thông thường, tại buổi phỏng vấn để xin Visa di dân thì phải có cha hoặc mẹ nuôi của đứa trẻ đó . Nếu cha mẹ nuôi không đi dự buổi phỏng vấn được, thì phải có giấy ủy quyền cho người lớn đi kèm có quyền thay mặt mình để làm các thủ tục trong buổi phỏng vấn thay cho cha mẹ nuôi của đứa trẻ.

Cha mẹ phải có trách nhiệm cung cấp ,báo cáo cho Bộ Tư Pháp và Bộ Ngoại Giao tại nơi cư trú của con nuôi sau mỗi tháng, việc báo cáo đó phải được lặp lại trong vòng 3 năm liên tiếp. Công việc báo cáo là như tình trạng sức khỏe của nó, việc phát triển về thể chất lẫn tinh thần của đứa trẻ.việc làm báo cáo này bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của tổ chức cho con nuôi của bạn.

Theo quy định về luật Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ nhận con nuôi phải có trách nhiệm nhắc nhở cha mẹ nuôi nộp bản báo cáo sau khi nhận con nuôi. Đồng thời ngoài việc báo hằng tháng, cha mẹ nuôi phải báo cáo hằng năm để thống kê sự phát triển của đứa trẻ.

Trẻ em là tương lai của đất nước, là hy vọng của gia đình. Làm thế nào để sinh một đứa con thông minh, khỏe mạnh và nuôi dạy trưởng thành khôn lớn là một việc được các bậc cha mẹ quan tâm.

Cuốn sách Cẩm Nang Mang Thai & Nuôi Dạy Con có thể nói là một cuốn sách khá toàn diện bao gồm nhiều kiến thức hữu ích như: chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai; bệnh thường gặp trong thời kì mang thai và cách xử lí; hấp thu dinh dưỡng như thế nào, vận động ra sao; làm thế nào để sinh con an toàn và những kiến thức về nuôi dạy con. Với cách bố cục chặt chẽ, kiến thức toàn diện, những lời khuyên của bác sĩ, sẽ giúp bạn chủ động trong cách chăm sóc bản thân và đứa con trong bụng, trang bị một số kiến thức cần thiết trong thời kì mang thai để quá trình sinh nở diễn ra suôn sẻ.

Trong quá trình học tập và làm việc ở Mỹ, mặc dù phải một mình vượt qua nhiều thử thách, tôi luôn cảm thấy những khó khăn mình gặp phải chưa là gì khi so sánh với các bạn, các anh chị vừa học vừa nuôi con nhỏ bên này. Việc học tiến sĩ không thôi đã vô cùng áp lực, chưa kể đến phải làm ngày làm đêm để giữ nguồn học bổng, lại thêm việc sinh con và nuôi con ở một đất nước xa lạ, xa vòng tay gia đình thì quả thật là rất khó khăn. Vì vậy, mỗi khi tôi cảm thấy đuối, cảm thấy mỏi mệt với cuộc sống của mình, tôi lại nhìn vào tấm gương các bạn, các anh chị vừa học, vừa làm, vừa nuôi con nhỏ ở đây để có thêm động lực bước tiếp.

Bài viết lần này giới thiệu một người phụ nữ, một người em gái, một người đồng môn mà tôi vô cùng khâm phục: Linh Phan (Phan Thuỳ Linh), nghiên cứu sinh ngành Y Tế Công Cộng (Public Health) tại University of Illinois at Chicago. Tôi và Linh quen nhau trong lớp tự học GRE (cùng với Tiệp Vũ). Chúng tôi cùng nhau trải qua khoảng thời gian nộp hồ sơ vô cùng căng thẳng và cùng bước chân đến Mỹ năm 2013. Sau năm đó, Linh đưa tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi chỉ trong vòng 2 năm, em giành được nhiều học bổng danh giá, hoàn thành chương trình Thạc sĩ, được tiếp tục nhận vào chương trình Tiến sĩ, lấy chồng, sinh con, và nuôi con một mình ở Mỹ (khi chồng học ở xa). Điều kỳ lạ là trong những năm tháng bận rộn, khó khăn, vất vả như thế, Linh vẫn giữ nguyên vẻ nhẹ nhàng, dễ thương, trẻ trung của cô gái tuổi đôi mươi – hệt như những ngày chị em tôi còn học chung với nhau ở Hà Nội.

Tôi tin bài viết này hữu ích không chỉ với những du học sinh mà còn với những người vợ, người mẹ, và tất cả những người phụ nữ hiện đại. Bài phỏng vấn này sẽ được chia làm 2 phần/2 kỳ đăng trên blog. Trong phần đầu tiên này, Linh chia sẻ về quá trình nộp học ở Mỹ, xin học từ Thạc sĩ lên Tiến sĩ, có bầu và sinh con trong hoàn cảnh rất khó khăn.

Chi: Chào Linh, em có thể giới thiệu một chút về bản thân và hành trình sang Mỹ học của em được không?

Linh: Em tốt nghiệp Đại học ở trường Y Tế Công Cộng (chuyên ngành Y Tế Công Cộng) vào năm 2012. Sau đó em làm việc ở Khoa Sức Khoẻ Môi Trường được một năm. Trong thời gian làm việc ở trường, em có chuẩn bị hồ sơ và nộp học bổng VEF (Vietnam Education Foundation – *một học bổng chuyên dành cho khối Kỹ thuật). Thực ra em đã nung nấu ý định nộp học bổng VEF từ hồi năm 2 đại học, sau khi biết được thông tin về học bổng tại Trung tâm văn hoá Mỹ. Em mày mò tìm hiểu kỹ các yêu cầu của học bổng và lập kế hoạch từng bước, từng bước một để hoàn thành. Yêu cầu đầu tiên là phải có điểm tiếng Anh cao nên em tự học ôn để thi IELTS. Lần đầu tiên em thi IELTS là năm thứ 2 Đại học, em chỉ được 6.5 và cảm thấy chưa thực sự hài lòng với mức điểm này. Vì vậy, em lại quyết tâm thi lại một lần nữa vào năm thứ 3 Đại học và được 7.0.

Sau khi có điểm tiếng Anh, em tiến thêm bước nữa là chuẩn bị ôn luyện và thi lấy điểm GRE. Lúc đầu học GRE thì em rất hoảng sợ vì phải đối diện với số lượng từ vựng khổng lồ, cộng với việc vừa học vừa phải đi làm, rồi có đợt em còn đi thực địa tận Lương Sơn, Hoà Bình nên không có thời gian ôn luyện nhiều. Em còn nhớ trong thời gian đi thực địa, cứ có thời gian rảnh là em mượn một phòng không có bệnh nhân để ngồi học. Các bạn đi thực địa cùng em còn cười vì không hiểu em học gì nhiều vậy. Khi đi thực địa về, em thi GRE lần đầu tiên nhưng điểm rất thấp. Thời gian này thật sự rất khó khăn và em cũng không tự tin mình sẽ cạnh tranh được để giành học bổng. Vì thế, em quyết định thi lại GRE nhưng lần này em muốn tìm được một nhóm học GRE để có thể ôn luyện tốt hơn. Khi đấy em tình cờ cũng tham gia một nhóm luyện phỏng vấn cho VEF và gặp anh Hiếu (bạn cùng nhóm GRE của Chi, Tiệp, và Linh), anh Hiếu có rủ em học cùng và thế là em gặp mọi người trong nhóm GRE. Nhóm GRE có khoảng 10 người với những backgrounds khác nhau nhưng ai cũng rất giỏi. Trong thời gian này, em cũng vượt qua được hai vòng loại của VEF và chuẩn bị hồ sơ nộp cho trường bên Mỹ. Để cho hồ sơ có tính cạnh tranh cao, em có thi lại GRE hai lần nữa nhưng điểm không lên chút nào! Em cảm thấy rất bất lực và thất vọng!

Chi: Chị vẫn còn nhớ hai lần cuối em thi GRE là hai lần cùng đồng hành với chị. Lần thứ nhất cả lớp GRE mình cùng thi chung ở Hà Nội. Lần thứ hai chị em mình gặp lại nhau trong Sài Gòn để thi lại lần thứ hai (*vì ở Hà Nội không có lịch thi thường xuyên). Nhớ cái ngày chị em mình đứng giữa trung tâm Sài Gòn, giữa bao nhiêu hoang mang, sợ hãi, cùng động viên nhau cố gắng.

Linh: Đó quả là thời gian rất khó khăn khăn vì em có nhiều áp lực từ công việc và việc nộp hồ sơ! Lần vào Sài Gòn để thi GRE là em kết hợp đi công tác rồi đi thi. Mặc dù GRE không cao, nhưng rồi em cũng phải chấp nhận điểm số đó hoàn thiện hồ sơ để gửi sang Mỹ. Giai đoạn làm hồ sơ thì thực sự rất căng thẳng vì em không biết phải làm như thế nào mới được nhận. Đối với ngành Y Tế Công Cộng của em thì rất là khó để được nhận thẳng từ Cử nhân lên Tiến sĩ, đa phần giáo sư nào cũng nói em phải học Thạc sĩ trước mới được xét tuyển Tiến Sĩ.

Sau một thời gian căng thẳng nộp hồ sơ thì em cũng được tin đỗ (*với học bổng VEF) vào University of Texas-Houston và University of Illinois at Chicago. Em quyết định chọn University of Illinois at Chicago (UIC) và sang Mỹ năm 2013. Em hoàn toàn không hối hận với quyết định này vì thành phố Chicago thực rất tuyệt vời. Chương trình học của em ở đây cũng rất thú vị. Khi bắt đầu vào học Thạc sĩ, em học ngành Sức khoẻ môi trường và Sức khoẻ nghề nghiệp, chuyên ngành hẹp của em là về Vệ Sinh trong công nghiệp (Industrial Hygiene). Em thực sự rất đam mê với ngành học này!

Sau khi học xong năm đầu Thạc sĩ (*chương trình học 2 năm), em bắt đầu chuẩn bị hồ sơ nộp cho chương trình Tiến sĩ. Cũng trong năm này, em cưới chồng- cũng là nghiên cứu sinh ở Mỹ. Vì thế, em có ý định muốn xin sang bên trường chồng em là University of California, San Diego để cho được gần chồng hơn (*San Diego và Chicago cách nhau hơn 3 ngàn km). Nhưng trường UC San Diego không có ngành em đang học và em cũng không có đam mê với mấy ngành học bên đó. Thế nên em mới nói với giáo sư hướng dẫn (advisor) của em là em vẫn muốn được học tiếp tiến sĩ tại UIC. Giáo sư em cũng rất muốn nhận nhưng mắc phải vấn đề lớn nhất là nguồn tiền (funding) để học. Thực sự không phải dễ gì mà có được funding cho em học mấy năm tiếp theo. Nhất là em là sinh viên ngoại quốc thì không được nhận funding từ chính phủ Mỹ như các bạn Mỹ khác. Thực sự rất khó! Giáo sư có nói sẽ làm hết sức để tìm nguồn tiền cho em. Trước hết, em chỉ biết được mình sẽ đi dạy phụ (Teaching Assistant) 10 tiếng một tuần nhưng thực sự đồng lương không đủ để sống.

Ngày em nhận được thư chấp nhận của trường cho học Tiến sĩ thì cũng là ngày em biết mình có bầu. Lúc đấy em không biết mình nên phải làm như thế nào. Nhưng em vẫn tâm niệm rằng mình đến Mỹ là để học, dù cho có khó khăn đến mức nào em cũng sẽ không cho phép mình từ bỏ.

Vậy là trong kỳ cuối của năm học Thạc sĩ ấy, em vừa mới có bầu nên rất ốm, lại phải lo tìm funding, trong lúc đó, em cũng vẫn phải đi học và đi làm nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ. Luận văn Thạc sĩ của em là về phơi nhiễm tiếng ồn khi đi tàu điện ở Chicago (*Linh có ý tưởng này khi ngày ngày đi học bằng tàu điện). Ngay khi em chia sẻ ý tưởng với giáo sư, giáo sư khen em và khuyên em nên làm hồ sơ nộp lấy grant (tiền tài trợ cho dự án). Em hoàn thành đơn xin tài trợ trong vòng 3 tháng dưới sự hướng dẫn của giáo sư. Cuối cùng, grant của em được chấp nhận và em có tiền để làm dự án. Em làm nghiên cứu ấy trong vòng một năm. Trong thời gian có bầu, em ốm lắm,  mệt lắm nhưng vẫn tiếp tục đi làm. Đến khi bụng bầu 6 tháng, em vẫn đi hội thảo để thuyết trình dự án ở Salt Lake City. Mọi người hỏi em bầu to như thế có đi được không, em trả lời: “No problem!” (Không sao đâu!) và vẫn đi thuyết trình bình thường.

Sau hội thảo, em vừa về tới Chicago lại phải chuẩn bị bay về Việt Nam vì với việc kết thúc học bổng VEF, em phải ra khỏi Mỹ (*thời điểm này Linh đã học xong 2 năm Thạc sĩ). Vậy là em bay về Việt Nam khi em đang bầu 6 tháng.

Chi: Trời! Vậy em vừa bay đi hội thảo ở Salt Lake City, vừa bay về Chicago, lại phải ngồi máy bay mấy chục tiếng về Việt Nam khi em đang bầu 6 tháng?

Linh: Vâng ạ. Em mang bụng bầu 6 tháng về Việt Nam để đổi visa sang F1 (*loại visa cho sinh viên theo học bổng nhà trường hoặc tự túc). Chặng đường từ Chicago về Việt Nam em tưởng mình chết! Khi máy bay đã cất cánh được 1 tiếng thì phi công thông báo là động cơ máy bay bị trục trặc và phải quay về sân bay để sửa. Lúc đấy em rất sợ, em nghĩ mình không biết có sống được không. Em lại có bầu to nên rất mệt. Sau khi về lại sân bay Chicago, máy bay lại tiếp tục delay đến tận ngày hôm sau! Hôm sau khi em bay từ Chicago về đến Nhật, em lại phải đợi 10 tiếng ở sân bay Nhật cho chuyến bay về Việt Nam. Em cứ nằm ở sân bay ngồi chờ như thế cả đêm hôm trước, rồi lại 10 tiếng hôm sau. Lúc về tới Việt Nam, em cảm thấy chân mình sưng vù lên, không còn cảm giác gì nữa. Nhưng lúc đó, em vẫn suy nghĩ tích cực rằng mình đã may mắn vì không chết và vẫn về được đến nhà!

Chi: Tội em quá! Vậy em ở Việt Nam bao lâu lại bay về Mỹ?

Linh: Thực sự lúc về đến Việt Nam, em rất muốn quay lại Mỹ sớm vì em không muốn đi máy bay khi đã bầu lớn quá vì 32 tuần người ta đã không cho lên máy bay nữa rồi. Nhưng khi đó trường lại không cho em về trước 30 ngày nhập học. Vậy là em phải đợi một thời gian khá lâu, khoảng gần 2 tháng ở Việt Nam. Lúc em lên máy bay là cũng là lúc em bầu đến tuần thứ 31, hạn chót để em có thể lên máy bay và về Mỹ kịp nhập học. Sát nút chị ạ! Em cứ nơm nớp lo nhỡ mình sinh em bé trên máy bay. Rất may là em bay từ Việt Nam qua Mỹ không sao cả, em vẫn khoẻ mạnh bình thường. Em ban đầu sang San Francisco chơi với chồng em một tuần. Rồi sau đó, vì em có lịch khám thai ở Chicago, em lại phải bay về Chicago khám vì bảo hiểm của em chỉ cho ở đó thôi.

Sau khi bay về Chicago, em lên gặp giáo sư của em thì được biết là Hội đồng các giáo sư (Commitee) yêu cầu em lấy thêm dự liệu cho đề tài Thạc sĩ. Thế là em lại tiếp tục lấy dữ liệu trên tàu điện trong khi không còn tiền trong grant nữa. Giáo sư em cũng hỏi em bầu to thế có đi tàu được không, em lại trả lời: “No problem!” và em lại lên đường. Em mang bụng bầu sắp sinh lên tàu, cầm cái máy đo tiếng ồn để đo đạc và lấy dữ liệu. Cũng may là giáo sư cũng giúp em thêm và thuê thêm một số bạn nữa thu thập dữ liệu cùng em.

Vì khi đó đã vào kỳ học mới, em vẫn phải đi tàu lên trường làm việc hàng ngày. May mắn là em bé ra đời đúng ngày dự sinh. Hôm sau là ngày dự sinh, thì ngày hôm trước em vẫn đang đi tàu…

Chi: Vậy em vẫn đi làm cho tận đến ngày sinh?

Linh: Vâng ạ. Ngày nào em cũng lên trường mà! Ngày dự sinh của em là thứ hai thì sáng thứ hai em vẫn có lịch làm việc với giáo sư. Tối Chủ nhật em vẫn còn thức đến 1 giờ sáng để đọc tài liệu. Sau đó em đi ngủ thì đến 4 giờ sáng là em vỡ ối rồi đi viện. May quá một ngày trước đó chồng em mới lên thăm em nên hai vợ chồng mới cùng chở nhau đi viện kịp. Nếu không em cũng không biết thế nào nữa. Rồi cũng may là mẹ chồng em đến trước 1 tuần để chuẩn bị cho em. Lúc đó nhà em còn chưa có ô tô nên vợ chồng em bắt Uber đi vào bệnh viện. Khi em được cho vào Emergency Room (phòng cấp cứu) rồi, em vẫn lấy điện thoại ra để email cho giáo sư là em đã vào viện và sẽ nói với giáo sư khi em xuất viện. Sáng hôm sau, bà ấy email lại cho em là “Don’t worry! Good luck!” (Đừng lo! Chúc may mắn nhé!). 5 giờ sáng thì em được nhập viện nhưng phải đến 10 giờ tối em bé nhà em mới ra. Hôm đó thực sự rất mệt ạ!

Em bé ra đời thì em được nghỉ 2 tuần, sau đó lại quay lại làm việc bình thường ngay. Vì đó là học kỳ đầu tiên em làm teaching assistant nên em phải ngồi trong lớp, vẫn giữ giờ gặp hàng tuần (office hours) cho sinh viên, và bản thân em cũng đang lấy 3 lớp học. Có nhiều việc em làm được ở nhà nhưng đa phần em vẫn phải đến trường. Em vẫn đi học, vẫn có bài tập về nhà, và vẫn phải học thi. Em vẫn còn nhớ khi em xuất viện vào ngày thứ 4 thì tối thứ 5 em vẫn phải thi giữa kỳ (Mid-term) trên mạng. Cả cái kỳ đầu tiên đấy thực sự quá sức với em. Em cảm thấy rất stress, không biết phải làm thế nào để vừa có thể trông con, vừa đi học, và vừa đi làm….

Kết thúc phần 1 của bài phỏng vấn. Phần 2 Linh sẽ chia sẻ thêm về quá trình vượt qua khó khăn để cân bằng giữa việc nuôi con và việc học/làm việc ở trường, cùng với những cập nhật về cuộc sống và nghiên cứu hiện tại của mình. Mong bạn đọc tiếp tục ghé blog tuần tới để đọc thêm phần 2 câu chuyện về cô gái đầy nghị lực này.

*** Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Bản Quyền-Cộng Tác trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của blog

Khác với các lĩnh vực khác, Bảo hiểm xã hội mang mục đích của an sinh xã hội. Tuy nhiên, để được hưởng những những ưu đãi xã hội này thì người lao động cần phải đáp ứng những yêu cầu cũng như những điều kiện cụ thể và cần phải chuẩn bị các hồ sơ, thủ tục để hưởng trợ cấp. Vậy điều kiện hưởng hồ sơ - Chế độ thai sản cho lao động nữ khi sinh con, nhận con nuôi là gì?

Hồ sơ - Chế độ thai sản cho lao động nữ khi sinh con, nhận con nuôi