Sáng 25/2, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, có buổi làm việc với ngành chức năng ở huyện Tháp Mười, liên quan đến vụ việc học sinh bị đánh.
Sáng 25/2, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, có buổi làm việc với ngành chức năng ở huyện Tháp Mười, liên quan đến vụ việc học sinh bị đánh.
Vì không quá để tâm đến những hành vi bạo lực của trẻ, giáo viên thường không có biện pháp xử lý thích đáng. Một số trẻ bị bạo lực ức chế khi phải chịu nhiều tác động về thể xác và tinh thần đã phản kháng dẫn đến ẩu đả gây nhiều hậu quả khác. Từ đó, nạn nhân lại vô tình hóa "kẻ bạo lực".
Từng là nạn nhân của bạo lực học đường, sinh viên D.B của một trường ĐH tại TP.HCM kể: "Lúc tiểu học, có lần tôi chơi trò chơi với bạn trong lớp, mọi chuyện vẫn diễn ra bình thường nhưng đến khi tôi thắng thì các bạn không công nhận mà mang một bạn to con ra để đe dọa. Sau đó, các bạn còn lấy dụng cụ học tập của tôi chuyền qua lại để trêu ghẹo, không trả lại cho tôi. Qua vài lần bị bắt nạt, vì quá ức chế nên tôi đã đánh nhau, ẩu đả với bạn khiến bạn bị thương chảy máu".
Bên cạnh nguyên nhân khách quan trên, trẻ còn có xu hướng "bạo lực hóa" bởi cách giáo dục từ gia đình và môi trường sống và tiếp xúc.
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Phần lớn các trường hợp bạo lực học đường ở tiểu học đều xuất phát từ những trò đùa giỡn của học sinh. Dù vậy, đa phần giáo viên, phụ huynh đều bỏ qua và không để tâm nhiều đến các hành vi bạo lực của trẻ, bởi lẽ, họ cho rằng tất cả chỉ đơn thuần là một trò đùa giỡn.
Nhận thấy em mình là bé L.M (học lớp 3 tại một trường tiểu học ở Bạc Liêu) có dấu hiệu bị bạo lực học đường, nữ sinh viên L.T.V, Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM, kể: "Khi phát hiện bé có những vết bầm trên cơ thể, gia đình có nói bé báo với giáo viên nhưng giáo viên cho là bọn nhỏ chỉ chơi đùa nên bỏ qua mà không có bất kỳ biện pháp răn đe hay nhắc nhở nào. Khi thấy cơ thể bé ngày càng có nhiều vết bầm hơn, gia đình nhận thức được sự nghiêm trọng của vấn đề và tới gặp giáo viên phản ánh".
P.N (sinh viên năm 2, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) kể: "Trường tiểu học mà tôi đã học ở tỉnh Đồng Nai thường có tình trạng các bạn có học võ ỷ thế biết võ nên đe dọa, bắt nạt các bạn yếu thế. Việc học sinh đánh nhau bị thương, chảy máu thường xảy ra. Thời học cấp 1, có lần, tôi bị khoảng 5 người khóa trên đánh giữa sân trường. Thậm chí, tôi còn bị tạt nước, bị nhổ nước bọt lên người".
Còn N.M.N.L, sinh viên năm 2 Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết em gái mình học lớp 4 tại một trường tiểu học ở Trà Vinh bị bạn cô lập vì xích mích, mâu thuẫn khi chơi cùng nhau.
T.N (sinh viên năm 3, Trường ĐH FPT TP.HCM) cũng thường xuyên bị bạn bè bắt nạt lúc còn học tiểu học. Không thể chịu đựng lâu hơn, về sau nam sinh đã phản kháng và dùng bạo lực để bảo vệ bản thân.
Ngoài những trường hợp trên, bạo lực học đường ở tiểu học còn thể hiện ở một số hành vi khác của trẻ như bắt nạt, sai khiến bạn mua quà bánh hoặc hăm dọa để bạn làm bài, chép bài hộ…
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP, biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường bao gồm:
- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân;
- Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học;
- Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường;
- Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.
Tiểu phẩm về học sinh đánh nhau, bạo lực học đường tại một trường tại TP.HCM
Trả lời phóng viên Báo Thanh Niên, thạc sĩ Phạm Thanh Tuấn, thành viên Hội đồng chuyên môn giáo dục công dân, Sở GD-ĐT TP.HCM, tổ phó chuyên môn giáo dục công dân Q.10, cho biết, tuổi dậy thì (phổ biến ở bậc THCS, THPT) là giai đoạn thường xảy ra bạo lực học đường. Tuy vậy, không có cơ sở để khẳng định bạo lực học đường không xảy ra ở cấp học nhỏ hơn. "Nếu có sự tiếp nhận thông tin từ các hành vi tiêu cực (nếp sống gia đình, phim ảnh…) thì xu hướng bạo lực ở học sinh tiểu học vẫn có thể xảy ra", thạc sĩ Tuấn nói.
Học sinh đánh nhau ở quán trà sữa tại TP.HCM
Nhằm đẩy lùi vấn nạn bạo lực học đường, thạc sĩ Tuấn khẳng định, sự định hướng và giáo dục tích cực từ phía nhà trường và gia đình là rất quan trọng và cấp thiết. "Giáo viên cần quan tâm, theo dõi tình hình học sinh trong lớp, phối hợp với gia đình và nhà trường hỗ trợ kịp thời cho học sinh. Có biện pháp can ngăn, giáo dục kịp thời đối với những học sinh có xu hướng bạo lực. Đặc biệt, gia đình, bố mẹ cần tạo môi trường sống lành mạnh cho con cái và phối hợp chặt chẽ với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học", thạc sĩ Tuấn nhấn mạnh.
05:57 12/4/2023 05:57 12/4/2023 Pháp luật Pháp luật
Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị đang phối hợp cơ quan chức năng xác minh vụ nữ sinh đánh nhau bị quay clip tung lên mạng, trong đó có nữ sinh cầm dao để chống trả.
Hành vi đánh nhau của học sinh tùy thuộc vào mức độ, tính chất nghiêm trọng để áp dụng hình thức xử lý kỷ luật phù hợp. Cụ thể, tại Điều 37 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định như sau
Bên cạnh đó, Điều 38 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định:
Như vậy, hành vi đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng là hành vi học sinh không được phép thực hiện, nếu vi phạm thì tùy thuộc mức độ, tính chất nghiêm trọng mà học sinh có thể bị xử lý kỷ luật theo hình thức:
- Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
- Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
- Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bạn đang xem tài liệu "Biên bản kỷ luật học sinh vi phạm do đánh nhau", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi đánh nhau mà học sinh cần có cách viết bản kiểm điểm phù hợp, chi tiết, làm rõ hành vi và mức độ hối lỗi của mình.
Học sinh có thể tham khảo cách viết bản kiểm điểm hành vi đánh nhau như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Kính gửi: Ban giám hiệu trường: ……………
Đồng kính gửi thầy (cô) chủ nhiệm lớp: ……………
Tên em là …………………Là học sinh lớp …………………
Em xin tường trình sự việc của mình ngày hôm nay như sau:
Nội dung sự việc: …(trình bày tóm tắt nội dung việc mình gây lỗi và nguyên nhân)…
Em tự nhận thấy lỗi của mình là: ….................. gây ảnh hưởng tới tới lớp và làm thầy (cô) phiền lòng.
Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường và thầy (cô) đề ra.
Kính mong được thầy cô xem xét, tha thứ, cho em cơ hội để sửa sai và tiến bộ hơn trong quá trình học tập.
............, ngày … tháng … năm ...
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
- Ban Giám hiệu trường……………………..
- Thầy (cô) chủ nhiệm lớp……………………
Tên em là: ............................................
Sinh ngày: ..........................
Là học sinh lớp: ..................
Trường:................................
Em xin nhận lỗi về hành vi của mình như sau:
Nội dung sự việc là: Vào lúc….giờ…. ngày… tháng… năm……, em và bạn Nguyễn Văn A có xảy ra xích mích đánh nhau dẫn đến bạn A bị chảy máu mũi. Sau khi xảy ra sự việc, em đã hối hận và ý thức được rằng, hành vi của em là vi phạm quy định của nhà trường và em thực lòng cảm thấy ăn năn và mong muốn xin lỗi bạn A.
Em tự nhận thấy lỗi vi phạm của mình đã làm ảnh hưởng tới lớp và khiến thầy cô phiền lòng.
Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường và thầy (cô) chủ nhiệm đề ra.
Kính mong được thầy (cô) cùng Ban Giám hiệu xem xét và thư thứ, tạo cơ hội để em có thể sửa sai, không tái phạm. Em xin trân trọng cảm ơn!
Cách viết bản kiểm điểm đánh nhau đơn giản cho học sinh? Học sinh đánh nhau bị xử lý kỷ luật thế nào?