Công nghệ thông tin (CNTT) là một phần không thể thiếu của xã hội hiện đại, là lĩnh vực thúc đẩy sự phát triển toàn diện của mỗi quốc gia. Nhiều nước đã vươn lên dẫn đầu trong việc phát triển và ứng dụng CNTT, tạo nên những trung tâm công nghệ hàng đầu thế giới. Bài viết này, Học Viện Công Nghệ Thông Tin Á Âu sẽ giúp bạn khám phá sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và những quốc gia có ngành công nghệ phát triển mạnh mẽ nhất.
Công nghệ thông tin (CNTT) là một phần không thể thiếu của xã hội hiện đại, là lĩnh vực thúc đẩy sự phát triển toàn diện của mỗi quốc gia. Nhiều nước đã vươn lên dẫn đầu trong việc phát triển và ứng dụng CNTT, tạo nên những trung tâm công nghệ hàng đầu thế giới. Bài viết này, Học Viện Công Nghệ Thông Tin Á Âu sẽ giúp bạn khám phá sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và những quốc gia có ngành công nghệ phát triển mạnh mẽ nhất.
Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới và cũng là cường quốc dẫn đầu trong ngành CNTT với thung lũng Silicon – nơi hội tụ nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Apple, Microsoft, Meta, Google, Intel… Nước này cũng là ngôi nhà của nhiều trường đại học danh tiếng trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Ngành CNTT tại Hoa Kỳ không ngừng tiến bộ và mở rộng, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn đến thị trường công nghệ toàn cầu.
Hoa Kỳ là “cái nôi” của hàng loạt phát minh công nghệ hiện đại và sáng kiến thế kỷ (Ảnh: Internet)
Nhật Bản là một trong những quốc gia có ngành CNTT phát triển lâu đời và mạnh mẽ nhất thế giới. Nước này là quê hương của các tập đoàn công nghệ hàng đầu như Sony, Panasonic, Fujitsu…
Nhật Bản đã không ngừng đổi mới và phát triển các sản phẩm công nghệ cao, từ thiết bị điện tử tiêu dùng đến hệ thống tự động hóa công nghiệp. Chính phủ Nhật Bản không ngừng đẩy mạnh chiến lược ưu tiên đầu tư vào phát triển hạ tầng kỹ thuật số, đã mang về những thành quả lớn, không chỉ cho người dân Nhật bản mà còn cho cả thế giới.
Hàn Quốc nổi tiếng là quốc gia có ngành CNTT phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử và viễn thông. Quốc gia này là quê hương của các công ty công nghệ khổng lồ như Samsung, Hyundai, LG…, nổi bật với các sản phẩm điện thoại thông minh và các thiết bị gia dụng tân tiến.
Hàn Quốc cũng là quốc gia tiên phong trong việc triển khai mạng 5G và đang có kế hoạch ra mắt công nghệ mạng di động 6G đầu tiên vào năm 2028. Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ mạnh mẽ cho các chương trình đầu tư CNTT và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đưa nước này trở thành trung tâm công nghệ quan trọng không chỉ ở Châu Á mà còn có sức ảnh hưởng rộng lớn trên toàn cầu.
Trong những thập kỷ qua, Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành cường quốc CNTT với hàng loạt những dấu ấn đậm nét, nước này đang có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến ngành công nghệ toàn cầu. Hàng loạt công ty công nghệ đình đám không thể không nhắc đến ở Trung Quốc như Huawei, Alibaba, Oppo…
Hiện nay, Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ vào các công nghệ tiên tiến như ngành chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử và siêu máy tính. Trung Quốc đang trên hành trình thực hiện khát vọng trở thành bá chủ thế giới ở lĩnh vực CNTT khi đang có tiềm năng kinh tế và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Công nghiệp chip bán dẫn là lĩnh vực đang phát triển thịnh vượng tại Trung Quốc (Ảnh: Internet)
Vương Quốc Anh là trung tâm quan trọng của ngành CNTT tại châu Âu, với London được biết đến như một trung tâm tài chính và công nghệ toàn cầu. Ngành CNTT của Vương Quốc Anh rất phát triển trong lĩnh vực an ninh mạng và bảo mật dữ liệu, với nhiều công ty chuyên về các giải pháp bảo vệ thông tin và quản lý rủi ro.
Singapore được biết đến là trung tâm CNTT phát triển nhanh chóng, được mệnh danh là “thung lũng Silicon” của Châu Á. Thành phố này cũng là nơi tập trung của nhiều công ty công nghệ toàn cầu, làm cho quốc gia này trở thành một trung tâm sáng tạo công nghệ quan trọng trong khu vực và trên thế giới.
Sự phát triển của CNTT đã biến Singapore trở thành quốc gia thông minh và hiện đại trên thế giới (Ảnh: Internet)
Sự phát triển của CNTT không những mang lại lợi ích kinh tế khổng lồ mà còn mở ra những cơ hội phát triển mới cho nhân loại trong kỷ nguyên số hóa. Để nắm bắt được tiềm năng to lớn này, việc đầu tư vào giáo dục, nghiên cứu và phát triển ngành CNTT là vô cùng quan trọng. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Học Viện Công Nghệ Thông Tin để cập nhật thêm nhiều thông tin và giải pháp công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.
Phát triển phần mềm là một ngành học nằm trong top các ngành được yêu thích và khát nhân lực trong các chuyên ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Vậy phát triển phần mềm là gì? Thị trường tuyển dụng phát triển phần mềm hiện nay như thế nào? Hãy cùng iSPACE tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Phát triển phần mềm là một trong những chuyên ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Ngành này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc sáng tạo và cải tiến những ứng dụng, website đáp ứng nhu cầu người dùng. Không những tạo nên các phần mềm trên thiết bị di động, máy tính mà người học phát triển phần mềm còn có thể tạo ra các phần mềm quản lý doanh nghiệp, ngân hàng, y tế, giáo dục,…
Một kỹ sư phát triển phần mềm sẽ sử dụng các ngôn ngữ lập trình cùng công cụ để tạo thành các phần mềm trên di động, ipad, máy tính. Để tạo thành một ứng dụng hoàn chỉnh, software engineer sẽ làm việc theo trình tự sau:
Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, software engineer ngày càng trở nên quan trọng và đóng vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng đời sống con người cùng sự phát triển kinh tế và xã hội.
Một số sản phẩm phần mềm của ngành này:
Phát triển phần mềm là ngành học vô cùng tiềm năng với nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên khi vừa tốt nghiệp. Cụ thể, sinh viên học ngành này có thể làm việc ở các vị trí sau:
FrontEnd Developer là người dùng những ngôn ngữ lập trình như Javascript, python hay CSS hoặc bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào đó để thực hiện việc thiết kế giao diện website, di động, ipad,… cho phần mềm của doanh nghiệp.
Ngoài kỹ năng lập trình thì người làm Front End còn cần có khả năng thẩm mỹ để tạo nên những giao diện đẹp mắt, thu hút người dùng. Việc bạn chạm, lướt hoặc tương tác với ứng dụng trên màn hình thiết bị của bạn chính là thành quả của front end.
BackEnd Developer là người chịu trách nhiệm việc viết code và chương trình để vận hành ứng dụng, website diễn ra suôn sẻ. Khác với FrontEnd, sản phẩm của người làm BackEnd bạn sẽ không nhìn thấy được.
Đây là vị trí cho người làm cả công việc của FrontEnd và BackEnd để tạo nên những ứng dụng, website cho người dùng.
Hiện nay, có rất nhiều ngôn ngữ lập trình mới xuất hiện và cần những lập trình viên chuyên về ngôn ngữ ấy. Vì thế, người học ngành này có thể trở thành lập trình viên chuyên nghiệp. Đương nhiên, khi trở thành lập trình viên, bạn cần phải thông thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình nào đó.
Hiện nay, lập trình viên biết nhiều ngôn ngữ khác nhau sẽ có nhiều cơ hội việc làm với mức lương vô cùng hấp dẫn. Bạn có thể lựa chọn theo học các ngôn ngữ lập trình như: python, Javascript, C/C++, NodeJS,…
Lập trình viên: Bạn có thể lựa chọn nhiều ngôn ngữ khác nhau để theo học như: Java, .Net, Swift, Kolin, NodeJS….
Đây là một vị trí vô cùng vô trọng trong công ty về công nghệ thông tin. Người làm tester, QA/QC sẽ chịu trách nhiệm kiểm thử phần mềm. Họ sẽ kiểm tra sản phẩm đã hoàn thành có đáp ứng được các yêu cầu ban đầu hay không. Nếu có lỗi xảy ra, họ sẽ chuyển thông tin đến người lập trình viên để họ tiến hành khắc phục lỗi sai này (fix bug).
Nếu bạn không quá mạnh về code thì có thể lựa chọn trở thành BA. Đây là vị trí trung gian, kết nối bộ phận kỹ thuật (thường là team lập trình) với các bộ phận phi kỹ thuật. Tuy nhiên, vị trí này cần bạn có khả năng giao tiếp để kết nối hai team này. Từ đó, team kỹ thuật sẽ hiểu rõ yêu cầu của sản phẩm và thiết kế phần mềm đáp ứng được yêu cầu của người dùng.