1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sảnSản xuất nông nghiệp tháng 11 diễn ra khá thuận lợi, tình trạng ngập úng cục bộ do mưa lớn chỉ tập trung ở các vùng trũng, cây rau màu và các loại hoa mới gieo trồng ít chịu ảnh hưởng, đàn vật nuôi được bảo vệ tốt, dịch bệnh không xảy ra, tổng đàn lợn tại thời điểm 30/11/2024 ước tăng 0,9% so cùng kỳ; Sản lượng gỗ khai thác rừng trồng trong tháng tăng 9,9% cùng kỳ, công tác trồng rừng được các địa phương gấp rút triển khai trong những ngày thời tiết nắng ấm để đảm bảo kế hoạch đề ra; Sản xuất thủy sản duy trì phát triển, ước tăng 3,2 % so cùng kỳ.1.1. Nông nghiệpTrồng trọtTháng 11/2024, người dân đang triển khai gieo trồng cây hằng năm vụ Đông, chủ yếu là rau màu và hoa các loại phục vụ Tết Nguyên đán 2025. Tuy nhiên do ảnh hưởng của những cơn bão, trên địa bàn tỉnh xuất hiện mưa nhiều, gây ngập úng ở một số địa phương thuộc vùng trũng. Hiện nay, người dân đã và đang cày lật đất để chuẩn bị cho sản xuất vụ Đông Xuân năm 2025. Phòng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp huyện đang đôn đốc các đơn vị rà soát nhu cầu giống lúa để có cơ sở đăng ký giống với các đơn vị cung cấp.Trong tháng, sản lượng sắn thu hoạch đạt 7.035 tấn, tăng 19,4% so với cùng kỳ. Lũy kế từ đầu năm sản lượng sắn thu hoạch đạt 80.240 tấn, tăng 8,2% so với cùng kỳ. Sản lượng rau các loại thu hoạch đạt 478,7 tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ. Lũy kế từ đầu năm, sản lượng rau đạt 45.613,7 tấn, tăng 1,8%.Chăn nuôiThời điểm 30/11/2024 ước tính tổng đàn trâu toàn tỉnh 15.074 con, giảm 1,9% so với cùng kỳ; đàn bò có 29.300 con, tăng 2,7%. Đàn trâu tiếp tục giảm do đô thị hóa ngày càng phát triển làm cho đồng cỏ chăn nuôi ngày càng thu hẹp, chăn nuôi tại các khu dân cư bị hạn chế nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trên địa bàn tỉnh hiện đang tăng cường thực hiện các giải pháp phát triển chăn nuôi bò bền vững nên đàn bò có xu hướng tăngTổng đàn lợn thời điểm 30/11/2024 ước đạt 152.230 con, tăng 0,9% so với cùng kỳ. Hiện nay, dịch bệnh chưa phát sinh ở địa phương, nhưng đã xuất hiện ở một số tỉnh lân cận nên tâm lý người nuôi bị ảnh hưởng, chưa mạnh dạn đầu tư để tái đàn. Tổng đàn gia cầm thời điểm 30/11/2024 ước đạt 5.036 nghìn con, tăng 2,0% so với cùng kỳ. Trong đó, đàn gà 3.620 nghìn con, tăng 2,5%. Dịch bệnh trên gia cầm được kiểm soát tốt, mô hình chăn nuôi gia cầm theo hướng hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường, tăng năng suất, hạn chế dịch bệnh, gắn với liên kết tiêu thụ đã tạo ra sản phẩm thịt gia cầm chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm. Đặc biệt, chuỗi liên kết đã giúp người chăn nuôi an tâm đầu tư và mang lại hiệu quả kinh tế. Hiện nay, người chăn nuôi bắt đầu tập trung tái đàn, tạo nguồn cung thịt ra thị trường những tháng cuối năm và tết sắp tới.Công tác tiêm phòng trên đàn gia súc và gia cầm toàn tỉnh đến nay đã tiêm được 30.576 liều THT trâu bò (96% kế hoạch), 43.510 liều tam liên (89%), 6.810 liều E. coli (76%), 388.610 liều CGC (92%), 331.200 liều DTV (91%), 324.490 liều vắc xin Newcastle (86%), 10.780 liều THT gia cầm (72%), 109.370 liều Đậu gà (91%), 146.150 liều Gumboro (80%); LMLM lợn trang trại: 10.072 liều, 11.246 liều VDNC (36%); 31.325 liều LMLM (84%).1.2. Lâm nghiệpSản lượng gỗ khai thác trong tháng 11/2024 ước đạt 46.000 m3, giảm 0,1% so với cùng kỳ, trong đó toàn bộ là khai thác gỗ từ rừng trồng; sản lượng củi khai thác trong tháng ước đạt 6.000 ste, giảm 3,4% so với cùng kỳ. Lũy kế sản lượng gỗ khai thác 11 tháng đầu năm 2024 ước đạt 624.740 m3, tăng 9,9% so với cùng kỳ; sản lượng củi khai thác lũy kế đạt 85.180 ste giảm 2,2%Diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 810 ha, tăng 3,7% so với cùng kỳ. Lũy kế diện tích rừng trồng mới tập trung 11 tháng ước đạt 6.090 ha, tăng 4,0%. Trong tháng xảy ra 3 vụ phá rừng làm nương rẫy với diện tích 0,4 ha. Lũy kế 11 tháng xảy ra 25 vụ phá rừng làm nương rẫy giảm 9 vụ so với cùng kỳ, diện tích rừng bị phá 2,6 ha, giảm 4,1 ha so với cùng kỳ.1.3. Thủy sảnTình hình nuôi trồng thủy sản: diện tích nuôi trồng thủy sản tháng 11/2024 ước đạt 425 ha, tăng 1,7% so với cùng kỳ, bao gồm nuôi nước lợ 379 ha, tăng 2,2%; nuôi nước ngọt 46 ha, giảm 2,1%. Trong diện tích nuôi nước lợ chia ra nuôi cá 44 ha, tăng 4,8%; nuôi tôm 296 ha, tăng 1,7%; diện tích nuôi các loại thủy sản khác 39 ha, tăng 2,6%. Lũy kế tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 11 tháng năm 2024 ước đạt 7.795 ha, tăng 1,3% so với cùng kỳ. Diện tích nuôi nước lợ 5.905 ha, tăng 2%; nuôi nước ngọt 1.890 ha, giảm 0,8%. Trong nuôi nước lợ bao gồm nuôi cá 1.826 ha, tăng 2,1%, nuôi tôm 3.008 ha, tăng 2,2%; nuôi các loại thủy sản khác 1.064 ha, tăng 1,3%; ươm, nuôi giống thủy sản 7 ha, bằng so với cùng kỳ. Sản xuất giống thủy sản trên địa bàn tỉnh trong tháng 11/2024 ước đạt 6,4 triệu con, tăng 4,9% so với cùng kỳ, trong đó tôm sú giống 1,1 triệu con, tăng 10%; cá giống các loại 5,3 triệu con, tăng 3,9%. Lũy kế số giống sản xuất được 11 tháng năm 2024 ước đạt 196,8 triệu con, tăng 1,8% so với cùng kỳ; trong đó tôm sú giống 104 triệu con, tăng 1,6 triệu con, tăng 1,2% so với cùng kỳ, cá giống các loại 90,8 triệu con, tăng 1,9 triệu con, tăng 2,1%, cua, ếch giống 2 triệu con, bằng so với cùng kỳ.Sản lượng thu hoạch trong tháng 11/2024 ước đạt 1.080 tấn, tăng 5,0% so với cùng kỳ. Chia ra sản lượng cá 727 tấn, tăng 5,8%; tôm các loại 290, tăng 2,8%; thủy sản khác 63 tấn, tăng 5,0%. Tính chung sản lượng thủy sản nuôi trồng 11 tháng năm 2024 ước đạt 19.565 tấn, tăng 4,9% so với cùng kỳ. Chia ra sản lượng cá các loại 11.552 tấn, tăng 5,2%; tôm các loại 6.790 tấn, tăng 4,7%; thủy sản khác 1.223 tấn, tăng 2,9%. Tình hình khai thác thủy sản: sản lượng khai thác thủy sản tháng 11/2024 ước đạt 1.725 tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ, trong đó khai thác biển 1.365 tấn, tăng 3,7%; khai thác nội địa 360 tấn, giảm 0,3%. Lũy kế sản lượng thủy sản khai thác 11 tháng năm 2024 ước đạt 41.350 tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ, trong đó khai thác biển 37.726 tấn, tăng 2,7%; khai thác nội địa 3.624 tấn, giảm 0,6%.Tính chung sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác 11 tháng năm 2024 ước đạt 60.915 tấn, tăng 3,2% so cùng kỳ.2. Sản xuất công nghiệpSản xuất công nghiệp trên địa bàn trong tháng 11 có sự bức phá nhanh, các dự án mới đi vào hoạt động trong năm đã đóng góp lớn cho tăng trưởng chung của ngành công nghiệp như: dự án nhà máy sản xuất ô tô Kim Long Motor, dự án sản xuất găng tay Kanglongda. Nhờ vậy chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 25,6% so với cùng kỳ. Tính chung 11 tháng đầu năm 2024 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,1% so với cùng kỳ. Tháng 11 năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 14,0% so với tháng trước và tăng 25,6% so với cùng kỳ. Chia ra: Khai khoáng giảm 7,2% so với tháng trước và giảm 16,4% so với cùng kỳ; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 16,1% so với tháng trước và tăng 33,5% so với cùng kỳ; sản xuất và phân phối điện, khí đốt tăng 7,9% so với tháng trước và giảm 0,5% so với cùng kỳ; cung cấp nước và xử lý rác thải giảm 4,3% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ.Tính chung 11 tháng năm 2024 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,1% so với cùng kỳ. Trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 1,3%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,6%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt giảm 3,0%; ngành cấp nước và thu gom rác thải tăng 9,9%.Các ngành công nghiệp cấp 4 trong 11 tháng năm 2024 có chỉ số sản xuất ước tăng khá so với cùng kỳ như: sản xuất các loại bánh từ bột (+23,92%), may trang phục (7,03%); sản xuất vali, túi sách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm (+36,88%); cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ (+13,4%); sản xuất xe có động cơ tăng hơn 32 lần so với cùng kỳ, hoạt động thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải (+45,74%)...Bên cạnh những dấu hiệu tích cực của một số ngành, hiện nay một số ngành sản xuất công nghiệp vẫn đang còn khó khăn, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm so với cùng kỳ: chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản (-16,8%); sản xuất bia và mạch nha ủ men (-3,3%); in ấn (-6,7%); sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét (-2,4%); sản xuất giường tủ, bàn ghế (-16,3%); sản xuất xi măng, vôi, thạch cao (-6,9%); sản xuất và phân phối điện (-3,0%)…Các sản phẩm công nghiệp ước 11 tháng năm 2024 tăng so với cùng kỳ như sau: đá xây dựng khác 939 nghìn m3 (+11,3%); bánh làm từ bột khác bảo quản được 3.450 tấn (+23,9%); túi xách 5,8 triệu cái (+45,0%); quần áo lót 342 triệu cái (+7,1%); vỏ bào, dăm gỗ 678 nghìn tấn (+13,4%); ô tô 1.501 chiếc (+21,4 lần), ...Các sản phẩm công nghiệp ước giảm so với cùng kỳ: tôm đông lạnh 4.687 tấn (-16,8%); bia chai 96,1 triệu lít (-9,0%); dịch vụ sản xuất va ly, túi xách và các loại tương tự, yên đệm 2.722 triệu đồng (-17,2%); sản phẩm in 706 triệu trang (-6,7%); gạch men 13,3 triệu m2 (-2,4%); xi măng 1.396 nghìn tấn (-8,9%); clanhke xi măng 1.515 nghìn tấn (-8,7%); ghế có khung bằng kim loại 108,6 nghìn chiếc (-3,6%); điện sản xuất 1.668 triệu KW (-5,8%) ...Chỉ số sử dụng lao động ước 11 tháng đầu năm 2024 ước tăng 8,6% so với cùng kỳ. Trong đó một số ngành có chỉ số sử dụng lao động tăng như: sản xuất da và các sản phẩm có liên quan (+11,8%); sản xuất xe có động cơ (+11,7 lần); sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic (+3,1 lần); công nghiệp chế biến, chế tạo khác (+3,9%). Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số sử dụng lao động giảm: sản xuất chế biến thực phẩm (-4,9%); sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất (-42,2%); sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) (-5,5%); sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (-7,5%)...3. Vốn đầu tưVới quyết tâm thực hiện thành công Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong năm 2024, UBND tỉnh đã xây dựng các kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt, qua đó nhiều công trình dự án trọng điểm đã và đang được triển khai gấp rút để sớm đưa vào sử dụng, dự ước vốn ngân sách Nhà nước đầu tư trên địa bàn tỉnh trong 11 tháng tăng 4,2% so với cùng kỳ.Nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế do địa phương quản lý thực hiện trong tháng 11 ước đạt 956,5 tỷ đồng tăng 7,0% so với cùng kỳ, đạt 11,2% kế hoạch năm, đưa tổng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý 11 tháng ước đạt 6.740,7 tỷ đồng, bằng 78,9% kế hoạch năm, tăng 4,2% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn NSNN cấp tỉnh ước đạt 5.528,7 tỷ đồng tăng 2,0%; vốn NSNN cấp huyện, xã ước đạt 1.212 tỷ đồng, tăng 17,4% so với cùng kỳ.Nguồn vốn ngân sách nhà nước tập trung chủ yếu vào các công trình hạ tầng tại các huyện, thị xã, thành phố Huế, ổn định dân cư và các công trình giao thông quan trọng như: cầu vượt biển Thuận An; cầu đường bộ Nguyễn Hoàng vượt sông Hương, chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) tỉnh Thừa Thiên Huế; dự án cải thiện môi trường nước; dự án phòng chống thiên tai... Bên cạnh các dự án đang đẩy nhanh tiến độ thi công, một số dự án chậm tiến độ như: Các dự án Bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị tổng thể di tích lăng vua Minh Mạng (phần còn lại); Bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo tổng thể di tích Thái Miếu giai đoạn 1 - đợt 1; Bảo tồn tu bổ và phát huy giá trị tổng thể di tích lăng vua Thiệu Trị giai đoạn 3; Dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống kinh thành Huế - Hợp phần tu bổ, tôn tạo di tích. Dự án nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Gia Thiều và Khu tái định cư B5 thuộc Hạ tầng Khu đô thị mới Thuận An, phường Thuận An... Một số dự án đã được giao vốn từ đầu năm nhưng chưa thể triển khai theo kế hoạch và đang chờ thông báo giải ngân các đợt tiếp theo như: Nâng cấp hệ thống đê sông Thiệu Hóa; Hệ thống Kênh thoát lũ cách ly Phú Lương, Diêm Tụ - Phú Gia và nâng cấp đê Trường Lưu Phú Đa 2, đê Đại Giang đoạn từ hói Trường Lưu về cầu Đại Giang... Với sự quyết tâm cao của các cấp các ngành, sự quan tâm theo dõi, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Tỉnh, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn; các công trình, dự án trọng điểm được giải ngân, bổ sung vốn kịp thời, tính đến nay tiến độ giải ngân năm 2024 đạt 7.860 tỷ đồng, bằng 61,7% kế hoạch. 4. Thương mại, dịch vụ và giá cảHoạt động thương mại, dịch vụ và vận tải trong tháng 11 diễn ra ổn định, mặc dù vào mùa mưa bão, nhưng mùa mưa năm nay lượng mưa thấp, tình trạng ngập lụt chỉ xảy ra cục bộ, hoạt động thương mại, lưu thông hàng hóa thông suốt. Ngoài ra, sự phục hồi của ngành du lịch địa phương cũng như công tác quảng bá du lịch thời gian qua đã kéo theo sự phát triển các ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nhằm đưa Huế lên thành phố trực thuộc trung ương theo Nghị quyết 54-NQ/TW. Kết quả hoạt động thương mại, dịch vụ và vận tải trên địa bàn tỉnh tháng 11 và 11 tháng năm 2024 ước đạt như sau:4.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùngTháng 11 cận kề tết dương lịch, các nhà kinh doanh đã bắt đầu nhập hàng dịp tết, các chính sách kích cầu phát triển thương mại dịch vụ của địa phương, các chính sách khuyến mãi, giảm giá của các nhãn hàng đã góp phần đẩy mạnh hoat động thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11/2024 tăng 18,7% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11/2024 ước đạt 5.093 tỷ đồng, tăng 2,7% so với tháng trước và tăng 18,7% so với cùng kỳ. Chia theo ngành kinh tế: tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 11 ước đạt 3.511,8 tỷ đồng, chiếm 69%, tăng 2,1% so với tháng trước và tăng 13% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt 1.037,3 tỷ đồng, chiếm 20,4%, tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 33,7% so với cùng kỳ; hoạt động du lịch lữ hành đạt 32,5 tỷ đồng, chiếm 0,6%, tăng 6,5% và tăng 39,1%; doanh thu dịch vụ khác đạt 511,4 tỷ đồng, chiếm 10%, tăng 4,2% và tăng 32,5%.Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng năm 2024 đạt 52.374,2 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 37.152,2 tỷ đồng, chiếm 70,9% tổng số và tăng 12,4%; dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 10.446,2 tỷ đồng, chiếm 20% và tăng 20,8%; hoạt động du lịch lữ hành đạt 315,8 tỷ đồng, chiếm 0,6% và tăng 22,4%; dịch vụ khác đạt 4.460 tỷ đồng, chiếm 8,5% và tăng 26,6%. 4.2. Vận tải hành khách và hàng hóaTháng 11/2024 thời tiết chuyển sang mùa mưa, trời trở lạnh nên nhu cầu sử dụng các phương tiện công cộng của người dân tăng. Bên cạnh đó, nhiều dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh và hộ dân cư đẩy nhanh tiến độ nhằm hoàn thành trước Tết nên nhu cầu vận chuyển nguyên, vật liệu, thiết bị phục vụ các công trình giai đoạn hoàn thiện tăng, dẫn đến hoạt động vận tải hành khách và vận tải hàng hóa vẫn tăng so với tháng trước và tăng so với cùng kỳ, dù tốc độ tăng trưởng có chậm lại so với các tháng trước do ít nhiều bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết. ¬Dự ước hành khách vận chuyển tháng 11 năm 2024 đạt 3,2 triệu hành khách, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 13,7% so với cùng kỳ; hành khách luân chuyển đạt 153,5 triệu hành khách.km, tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 10,5% so với cùng kỳ. Tính chung 11 tháng 2024, vận tải hành khách ước đạt 33,6 triệu hành khách, tăng 16,6% so với cùng kỳ và luân chuyển ước đạt 1.647,6 triệu hành khách.km, tăng 12,3%.Dự ước hàng hóa vận chuyển tháng 11 năm 2024 ước đạt 2 triệu tấn, tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 8,1% so với cùng kỳ; hàng hóa luân chuyển đạt 164,9 triệu tấn.km, tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 10% so với cùng kỳ. Tính chung 11 tháng 2024, vận tải hàng hóa đạt 21 triệu tấn, tăng 13,7% và luân chuyển hàng hóa đạt 1.736,7 triệu tấn.km, tăng 11,7% so với cùng kỳ.Dự ước doanh thu vận tải và bốc xếp tháng 11 năm 2024 đạt 463,8 tỷ đồng, tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 11% so với cùng kỳ. Tính chung 11 tháng đầu năm 2024, doanh thu vận tải và bốc xếp ước đạt 4.891,9 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Trong đó: đường bộ đạt 3.952,4 tỷ đồng, tăng 13,7%; đường sông đạt 4,6 tỷ đồng, tăng 20,7%. Chia theo loại hình dịch vụ: vận tải hành khách ước đạt 1.025,8 tỷ đồng, tăng 14,9%; vận tải hàng hóa ước đạt 3.471,7 tỷ đồng, tăng 13,3%; kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 365,3 tỷ đồng, tăng 35,1%; bưu chính chuyển phát đạt 29,1 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ.4.3. Lượt khách các cơ sở lưu trú phục vụ và du lịch lữ hànhTháng 11/2024, thời tiết trên địa bàn ôn hòa, nhờ vậy nhiều sự kiện văn hóa mùa đông diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, tháng 11 là tháng cao điểm mùa khách quốc tế nghỉ đông, dự kiến lượt khách quốc tế đến Huế tăng cao so với tháng trước.Doanh thu của cơ sở lưu trú ước thực hiện tháng 11/2024 ước đạt 176,7 tỷ đồng, tăng 8,4% so với tháng trước và tăng 43,4% so với cùng kỳ. Đưa doanh thu lưu trú 11 tháng 2024 đạt 1.811,6 tỷ đồng, tăng 26,7% so với cùng kỳ.Dự ước lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ tháng 11/2024 đạt 171,1 nghìn lượt khách, tăng 9,6% so với tháng trước và tăng 12,3% so với cùng kỳ. Trong đó, lượt khách ngủ qua đêm tháng 11/2024 ước đạt 138,8 nghìn lượt khách, tăng 11,5% so với tháng trước và tăng 18,7% so với cùng kỳ; lượt khách trong ngày đạt 32,3 nghìn lượt khách, tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 4,7% so với cùng kỳ. Đưa lượt khách do các cơ sở lưu trú phục vụ 11 tháng năm 2024 đạt 1.867,7 nghìn lượt, tăng 17,5% so với cùng kỳ. Trong đó, lượt khách ngủ qua đêm 11 tháng đạt 1.494,6 nghìn lượt, tăng 18,7% so với cùng kỳ; lượt khách trong ngày đạt 373,2 nghìn lượt, tăng 12,8% so với cùng kỳ. Trong lượt khách ngủ qua đêm, khách quốc tế 591,3 nghìn lượt, tăng 19,8%; khách trong nước 903,2 nghìn lượt, tăng 16,5% so với cùng kỳ.Ngày khách dự ước tháng 11/2024 đạt 233,3 nghìn ngày, tăng 11,7% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ. Trong đó: Ngày khách quốc tế đạt 107,6 nghìn ngày, tăng 26,3% so với tháng trước và tăng 3,6% so với cùng kỳ; ngày khách trong nước đạt 125,7 nghìn ngày, tăng 1,7% so với tháng trước và tăng 19,8% so với cùng kỳ. Đưa ngày khách dự ước 11 tháng đạt 2.537,1 nghìn ngày, tăng 16,5% so với cùng kỳ. Trong đó: Ngày khách quốc tế đạt 1.050 nghìn ngày, tăng 20,1%; ngày khách trong nước đạt 1.487,1 nghìn ngày, tăng 14,1%.Lượt khách phục vụ của các cơ sở lữ hành thực hiện tháng 11/2024 ước đạt 15,3 nghìn lượt, tăng 3,4% với tháng trước và tăng 35,8% so với cùng kỳ; đưa lượt khách 11 tháng ước đạt 185 nghìn lượt, tăng 17,2% so với cùng kỳ. Ngày khách theo tour ước thực hiện tháng 11/2024 là 36,6 nghìn ngày, tăng 4,6% so với tháng trước và tăng 33,3% so với cùng kỳ. Đưa ngày khách theo tour 11 tháng ước đạt 392,6 nghìn ngày khách, tăng 15,7% so với cùng kỳ.4.4. Giá cả- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)Chỉ số giá tiêu dùng chung toàn tỉnh tháng 11/2024 tăng 0,22% so với tháng trước. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có 6 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước bao gồm: nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,96%; hàng hoá và dịch vụ khác tăng 0,22%; nhóm văn hoá, giải trí và du lịch tăng 0,21%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,20%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,08%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,03%. Trong khi đó, nhóm giao thông giảm 0,40%; đồ uống và thuốc lá giảm 0,02%. Các nhóm thuốc và dịch vụ y tế; bưu chính viễn thông; giáo dục bình ổn so với tháng trước.Chỉ số giá tiêu dùng chung toàn tỉnh tháng 11/2024 tăng 2,61% so với tháng 12 năm 2023; tăng 2,72% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng năm 2024 tăng 3,79% so với cùng kỳ.- Chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ Chỉ số giá vàng tháng 11/2024 tăng 0,87% so với tháng trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 11/2024 tăng 1,62% so với tháng trước.5. Tài chính, ngân hàng5.1. Tài chínhTrong 11 tháng năm 2024 thu ngân sách tỉnh đạt cao so với dự toán, nguồn thu chủ yếu từ nguồn thu thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu tăng mạnh.Tổng thu ngân sách trên địa bàn đến nay đạt 10.853,2 tỷ đồng, bằng 92,1% dự toán năm. Trong đó: thu nội địa ước đạt 9.655,9 tỷ đồng, bằng 86,5% dự toán; thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 1.097,3 tỷ đồng, bằng 177,0% dự toán. Trong thu nội địa: thu doanh nghiệp Nhà nước ước đạt 404,0 tỷ đồng, bằng 87,8% dự toán; thu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 3.815 tỷ đồng, bằng 99,4% dự toán; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước 1.557 tỷ đồng, bằng 96,8% dự toán; thuế thu nhập cá nhân 599 tỷ đồng, bằng 119,8% dự toán; thuế bảo vệ môi trường 353,0 tỷ đồng, bằng 95,4% dự toán.Tổng chi ngân sách địa phương 11 tháng ước đạt 11.806,1 tỷ đồng, bằng 73,9% dự toán, trong đó chi đầu tư phát triển 3.893,2 tỷ đồng, bằng 65,9% dự toán; chi thường xuyên 7.488,7 tỷ đồng, bằng 86,6%; trong đó: chi sự nghiệp kinh tế 764,5 tỷ đồng, bằng 71,3% dự toán; chi sự nghiệp giáo dục đào tạo 3.410,0 tỷ đồng, bằng 88,2% dự toán; chi sự nghiệp y tế 495,0 tỷ đồng, bằng 77,0% dự toán; chi quản lý Nhà nước 1.536,2 tỷ đồng, bằng 95,4% dự toán.5.2.Ngân hàngĐẩy mạnh triển khai chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp theo Công văn số 4315/NHNN-TD ngày 21/5/2024 của NHNNVN, NHNN tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các NHTM trên địa bàn tích cực chủ động đẩy mạnh chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp. Thực hiện Thông tư 02/2023/TT-NHNN và Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 23/5/2023 của NHNN VN về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản với quy mô hiện nay khoảng 30.000 tỷ đồng và mức lãi suất thấp hơn tối thiểu từ 1% - 2%/năm so với mức lãi suất cho vay bình quân (theo Công văn 5631/NHNN-TD ngày 14/7/2023 của NHNN Việt Nam). Tổng nguồn vốn huy động đến cuối tháng 11 năm 2024 ước đạt 76,2 nghìn tỷ đồng, tăng 9,51% so với so với cuối năm 2023; tổng dư nợ tín dụng ước đạt 81,4 nghìn tỷ đồng, tăng 4,68% so với cuối năm 2023. Các TCTD trên địa bàn tiếp tục chú trọng cho vay các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Đến thời điểm 01/11/2024, tín dụng đối với nông nghiệp nông thôn đạt 16.295 tỷ đồng, tăng 12,2% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 20,2% tổng dư nợ; Tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 12.471 tỷ đồng, giảm 13,9%, chiếm tỷ trọng 15,5% tổng dư nợ; Tín dụng đối với xuất khẩu đạt 4.607 tỷ đồng, giảm 10,3% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 5,7% tổng dư nợ; Cho vay công nghiệp hỗ trợ đạt 1.357 tỷ đồng, tăng 15,2% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 1,7% tổng dư nợ.. Lãi suất huy động bằng VND tại các TCTD trên địa bàn: đang áp dụng ở mức tối đa 0,5%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn dưới 1 tháng, kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng ở mức tối đa 4,75%/năm theo quy định của NHNN Việt Nam tại Quyết định số 2411/QĐ-NHNN ngày 01/11/2024. Đối với kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng, dao động trong mức 4%-5,5%/năm. Đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên dao động trong khoảng 5%/năm đến 6%/năm (bao gồm lãi suất online).Lãi suất cho vay bằng VNĐ đối với các lĩnh vực ưu tiên tối đa 4,0%/năm đối với ngắn hạn. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường dao động trong khoảng 5-7%/năm đối với ngắn hạn; 6%-9%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất huy động USD phổ biến là 0,0%/năm đối với tiền gửi của tổ chức và cá nhân cho tất cả các kỳ hạn. Lãi suất cho vay USD bình quân ở mức 3-6%/năm.6. Các vấn đề xã hội6.1. Giáo dục - Đào tạo Trong tháng 11, Lãnh đạo tỉnh đến các cơ sở giáo dục thăm và chúc mừng thầy cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, mong muốn các trường tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, thi đua dạy tốt học tốt, nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Các cơ sở giáo dục tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa xoay quanh chủ đề “Tri ân nghề giáo”, góp phần thắt chặt tình nghĩa thầy trò, tình yêu quê hương đất nước và những giá trị tốt đẹp của sự nghiệp giáo dục.Từ ngày 22/11-24/11/2024, tại Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo, Đại học Huế, tổ chức khai mạc chương trình "Yes! Camp x Huế 2024" với chủ đề NetZero, nhằm khơi nguồn sáng tạo, ươm mầm khởi nghiệp cho thế hệ trẻ, thu hút sự hưởng ứng tham gia đông đảo của học sinh, sinh viên đến từ các trường đại học, cao đẳng và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh. 6.2. Tình hình y tế, dịch bệnh, ngộ độc thực phẩmTháng 11/2024, trên địa bàn tỉnh có 241 ca sốt xuất huyết, tăng 52 ca so cùng kỳ; có 9 ca mắc tay chân miệng, giảm 22 ca so với cùng kỳ; không có ca mắc sốt rét, viêm gan siêu trùng, viêm não vi rút, thương hàn, liên cầu lợn bằng cùng kỳ. Tính chung 11 tháng, trên địa bàn có 1.843 ca sốt xuất huyết, tăng 1.256 ca so cùng kỳ; có 1 ca tử vong, tăng 1 ca so với cùng kỳ; có 123 ca mắc tay chân miệng, giảm 245 ca so với cùng kỳ; 2 ca liên cầu lợn, tăng 2 ca so cùng kỳ; không có ca mắc sốt rét, viêm gan siêu trùng, viêm não vi rút, thương hàn bằng cùng kỳ.Tháng 10/2024, toàn tỉnh đã phát hiện 9 ca nhiễm mới HIV, tăng 4 ca so cùng kỳ; có 3 ca chuyển qua AIDS, tăng 3 ca so cùng kỳ; không có ca tử vong, bằng cùng kỳ. Tính chung 10 tháng, toàn tỉnh có 81 ca nhiễm mới HIV, giảm 14 ca so cùng kỳ; có 23 ca chuyển qua AIDS, tăng 15 ca so cùng kỳ; có 3 ca tử vong, giảm 2 ca so cùng kỳ. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 525 bệnh nhân đang được quản lý và điều trị tại các cơ sở y tế, trong đó có 518 bệnh nhân điều trị ARV. Tháng 11/2024, trên địa bàn không xảy ra ngộ độc thực phẩm, bằng so cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xảy ra 4 vụ ngộ độc thực phẩm, tăng 2 vụ so cùng kỳ; làm 39 người bị ngộ độc, tăng 6 người so với cùng kỳ, không có người tử vong.6.3. Hoạt động văn hóa, thể thaoNgày 02/11-03/11/2024, giải cờ vua, cờ tướng các câu lạc bộ tỉnh mở rộng lần thứ 2 năm 2024, quy tụ hơn 400 kỳ thủ đến từ 25 các câu lạc bộ của Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Bình. Đây là cơ hội để các vận động viên tham gia thi đấu, nhằm phát triển phong trào tập luyện bộ môn cờ vua, cờ tướng. Giải vô địch cầu lông, bóng bàn các lứa tuổi câu lạc bộ tỉnh mở rộng lần thứ 8 năm 2024, diễn ra từ ngày 14/11-17/11/2024 tại Nhà thi đấu Trung tâm thi đấu thể thao tỉnh, thu hút hơn 700 VĐV nam, nữ đến từ 42 câu lạc bộ tham gia tranh tài. Đây là giải đấu có số lượng VĐV tham gia đông nhất sau 7 lần tổ chức. Góp phần thúc đẩy phong trào tập luyện, thi đấu môn cầu lông, bóng bàn ở các lứa tuổi.6.4. Tai nạn giao thôngTheo báo cáo của Ban ATGT tỉnh, từ 15/10/2024 đến 14/11/2024, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 28 vụ tai nạn giao thông, giảm 4 vụ so với cùng kỳ; làm 15 người chết, tăng 3 người; làm bị thương 19 người, tăng 2 người so cùng kỳ. Tính chung 11 tháng , trên địa bàn xảy ra 261 vụ tai nạn giao thông, tăng 31 vụ so với cùng kỳ; làm chết 117 người, tăng 10 người; làm bị thương 189 người, tăng 27 người so với cùng kỳ.6.5. Tình hình cháy nổ và bảo vệ môi trườngTrong tháng 11/2024 trên địa bàn tỉnh xảy ra 1 vụ cháy, thiệt hại ước tính khoảng 500 triệu đồng, không có thiệt hại về người; giảm 1 vụ so cùng kỳ, bằng tháng trước. Tính chung 11 tháng, trên địa bàn tỉnh xảy ra 16 vụ cháy, giảm 11 vụ so cùng kỳ; không có thiệt hại về người, thiệt hại khoảng 1,5 tỷ đồng.Trong tháng 11/2024 trên địa bàn tỉnh phát hiện 9 vụ vi phạm môi trường, giảm 51 vụ so với cùng kỳ, giảm 3 vụ so với tháng trước. Các hình thức vi phạm môi trường trong tháng gồm: 2 vụ không chấp hành về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh; 2 vụ phá rừng trái phép; 4 vụ khai thác cát trái phép; 1 vụ xả nước thải không đúng quy định. Các ngành chức năng đã tiến hành xử lý 7 vụ với số tiền xử phạt 22,5 triệu đồng. Tính chung 11 tháng, trên địa bàn tỉnh xảy ra 192 vụ vi phạm môi trường, giảm 17 vụ so với cùng kỳ; tiến hành xử lý 170 vụ với tổng số tiền phạt 1166,8 triệu đồng.6.6. Thiệt hại do thiên taiTháng 11/2024, trên địa bàn tỉnh xảy ra 2 vụ thiên tai, bằng cùng kỳ, tăng 1 vụ so tháng trước. Gồm 1 vụ mưa lớn ngập lũ do từ ngày 18/11 đến ngày 25/11/2024, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã có mưa to đến rất to, mực nước các sông trên báo động 2, xấp xỉ báo động 3; xảy ra 1 vụ sạt lở đất tại xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, làm 2 người bị thương nhẹ, sập 1 ngôi nhà, ước tính thiệt hại khoảng 50 triệu đồng. Tính chung 11 tháng 2024, trên địa bàn tỉnh xảy ra 8 vụ thiên tai, bằng cùng kỳ; giá trị thiệt hại ước khoảng 3,2 tỷ đồng. Nhờ làm tốt công tác dự báo và chủ động phòng chống lũ lụt nên cơn lũ này không gây thiệt hại về người và tài sản./.CỤC THỐNG KÊ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sảnSản xuất nông nghiệp tháng 11 diễn ra khá thuận lợi, tình trạng ngập úng cục bộ do mưa lớn chỉ tập trung ở các vùng trũng, cây rau màu và các loại hoa mới gieo trồng ít chịu ảnh hưởng, đàn vật nuôi được bảo vệ tốt, dịch bệnh không xảy ra, tổng đàn lợn tại thời điểm 30/11/2024 ước tăng 0,9% so cùng kỳ; Sản lượng gỗ khai thác rừng trồng trong tháng tăng 9,9% cùng kỳ, công tác trồng rừng được các địa phương gấp rút triển khai trong những ngày thời tiết nắng ấm để đảm bảo kế hoạch đề ra; Sản xuất thủy sản duy trì phát triển, ước tăng 3,2 % so cùng kỳ.1.1. Nông nghiệpTrồng trọtTháng 11/2024, người dân đang triển khai gieo trồng cây hằng năm vụ Đông, chủ yếu là rau màu và hoa các loại phục vụ Tết Nguyên đán 2025. Tuy nhiên do ảnh hưởng của những cơn bão, trên địa bàn tỉnh xuất hiện mưa nhiều, gây ngập úng ở một số địa phương thuộc vùng trũng. Hiện nay, người dân đã và đang cày lật đất để chuẩn bị cho sản xuất vụ Đông Xuân năm 2025. Phòng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp huyện đang đôn đốc các đơn vị rà soát nhu cầu giống lúa để có cơ sở đăng ký giống với các đơn vị cung cấp.Trong tháng, sản lượng sắn thu hoạch đạt 7.035 tấn, tăng 19,4% so với cùng kỳ. Lũy kế từ đầu năm sản lượng sắn thu hoạch đạt 80.240 tấn, tăng 8,2% so với cùng kỳ. Sản lượng rau các loại thu hoạch đạt 478,7 tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ. Lũy kế từ đầu năm, sản lượng rau đạt 45.613,7 tấn, tăng 1,8%.Chăn nuôiThời điểm 30/11/2024 ước tính tổng đàn trâu toàn tỉnh 15.074 con, giảm 1,9% so với cùng kỳ; đàn bò có 29.300 con, tăng 2,7%. Đàn trâu tiếp tục giảm do đô thị hóa ngày càng phát triển làm cho đồng cỏ chăn nuôi ngày càng thu hẹp, chăn nuôi tại các khu dân cư bị hạn chế nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trên địa bàn tỉnh hiện đang tăng cường thực hiện các giải pháp phát triển chăn nuôi bò bền vững nên đàn bò có xu hướng tăngTổng đàn lợn thời điểm 30/11/2024 ước đạt 152.230 con, tăng 0,9% so với cùng kỳ. Hiện nay, dịch bệnh chưa phát sinh ở địa phương, nhưng đã xuất hiện ở một số tỉnh lân cận nên tâm lý người nuôi bị ảnh hưởng, chưa mạnh dạn đầu tư để tái đàn. Tổng đàn gia cầm thời điểm 30/11/2024 ước đạt 5.036 nghìn con, tăng 2,0% so với cùng kỳ. Trong đó, đàn gà 3.620 nghìn con, tăng 2,5%. Dịch bệnh trên gia cầm được kiểm soát tốt, mô hình chăn nuôi gia cầm theo hướng hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường, tăng năng suất, hạn chế dịch bệnh, gắn với liên kết tiêu thụ đã tạo ra sản phẩm thịt gia cầm chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm. Đặc biệt, chuỗi liên kết đã giúp người chăn nuôi an tâm đầu tư và mang lại hiệu quả kinh tế. Hiện nay, người chăn nuôi bắt đầu tập trung tái đàn, tạo nguồn cung thịt ra thị trường những tháng cuối năm và tết sắp tới.Công tác tiêm phòng trên đàn gia súc và gia cầm toàn tỉnh đến nay đã tiêm được 30.576 liều THT trâu bò (96% kế hoạch), 43.510 liều tam liên (89%), 6.810 liều E. coli (76%), 388.610 liều CGC (92%), 331.200 liều DTV (91%), 324.490 liều vắc xin Newcastle (86%), 10.780 liều THT gia cầm (72%), 109.370 liều Đậu gà (91%), 146.150 liều Gumboro (80%); LMLM lợn trang trại: 10.072 liều, 11.246 liều VDNC (36%); 31.325 liều LMLM (84%).1.2. Lâm nghiệpSản lượng gỗ khai thác trong tháng 11/2024 ước đạt 46.000 m3, giảm 0,1% so với cùng kỳ, trong đó toàn bộ là khai thác gỗ từ rừng trồng; sản lượng củi khai thác trong tháng ước đạt 6.000 ste, giảm 3,4% so với cùng kỳ. Lũy kế sản lượng gỗ khai thác 11 tháng đầu năm 2024 ước đạt 624.740 m3, tăng 9,9% so với cùng kỳ; sản lượng củi khai thác lũy kế đạt 85.180 ste giảm 2,2%Diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 810 ha, tăng 3,7% so với cùng kỳ. Lũy kế diện tích rừng trồng mới tập trung 11 tháng ước đạt 6.090 ha, tăng 4,0%. Trong tháng xảy ra 3 vụ phá rừng làm nương rẫy với diện tích 0,4 ha. Lũy kế 11 tháng xảy ra 25 vụ phá rừng làm nương rẫy giảm 9 vụ so với cùng kỳ, diện tích rừng bị phá 2,6 ha, giảm 4,1 ha so với cùng kỳ.1.3. Thủy sảnTình hình nuôi trồng thủy sản: diện tích nuôi trồng thủy sản tháng 11/2024 ước đạt 425 ha, tăng 1,7% so với cùng kỳ, bao gồm nuôi nước lợ 379 ha, tăng 2,2%; nuôi nước ngọt 46 ha, giảm 2,1%. Trong diện tích nuôi nước lợ chia ra nuôi cá 44 ha, tăng 4,8%; nuôi tôm 296 ha, tăng 1,7%; diện tích nuôi các loại thủy sản khác 39 ha, tăng 2,6%. Lũy kế tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 11 tháng năm 2024 ước đạt 7.795 ha, tăng 1,3% so với cùng kỳ. Diện tích nuôi nước lợ 5.905 ha, tăng 2%; nuôi nước ngọt 1.890 ha, giảm 0,8%. Trong nuôi nước lợ bao gồm nuôi cá 1.826 ha, tăng 2,1%, nuôi tôm 3.008 ha, tăng 2,2%; nuôi các loại thủy sản khác 1.064 ha, tăng 1,3%; ươm, nuôi giống thủy sản 7 ha, bằng so với cùng kỳ. Sản xuất giống thủy sản trên địa bàn tỉnh trong tháng 11/2024 ước đạt 6,4 triệu con, tăng 4,9% so với cùng kỳ, trong đó tôm sú giống 1,1 triệu con, tăng 10%; cá giống các loại 5,3 triệu con, tăng 3,9%. Lũy kế số giống sản xuất được 11 tháng năm 2024 ước đạt 196,8 triệu con, tăng 1,8% so với cùng kỳ; trong đó tôm sú giống 104 triệu con, tăng 1,6 triệu con, tăng 1,2% so với cùng kỳ, cá giống các loại 90,8 triệu con, tăng 1,9 triệu con, tăng 2,1%, cua, ếch giống 2 triệu con, bằng so với cùng kỳ.Sản lượng thu hoạch trong tháng 11/2024 ước đạt 1.080 tấn, tăng 5,0% so với cùng kỳ. Chia ra sản lượng cá 727 tấn, tăng 5,8%; tôm các loại 290, tăng 2,8%; thủy sản khác 63 tấn, tăng 5,0%. Tính chung sản lượng thủy sản nuôi trồng 11 tháng năm 2024 ước đạt 19.565 tấn, tăng 4,9% so với cùng kỳ. Chia ra sản lượng cá các loại 11.552 tấn, tăng 5,2%; tôm các loại 6.790 tấn, tăng 4,7%; thủy sản khác 1.223 tấn, tăng 2,9%. Tình hình khai thác thủy sản: sản lượng khai thác thủy sản tháng 11/2024 ước đạt 1.725 tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ, trong đó khai thác biển 1.365 tấn, tăng 3,7%; khai thác nội địa 360 tấn, giảm 0,3%. Lũy kế sản lượng thủy sản khai thác 11 tháng năm 2024 ước đạt 41.350 tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ, trong đó khai thác biển 37.726 tấn, tăng 2,7%; khai thác nội địa 3.624 tấn, giảm 0,6%.Tính chung sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác 11 tháng năm 2024 ước đạt 60.915 tấn, tăng 3,2% so cùng kỳ.2. Sản xuất công nghiệpSản xuất công nghiệp trên địa bàn trong tháng 11 có sự bức phá nhanh, các dự án mới đi vào hoạt động trong năm đã đóng góp lớn cho tăng trưởng chung của ngành công nghiệp như: dự án nhà máy sản xuất ô tô Kim Long Motor, dự án sản xuất găng tay Kanglongda. Nhờ vậy chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 25,6% so với cùng kỳ. Tính chung 11 tháng đầu năm 2024 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,1% so với cùng kỳ. Tháng 11 năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 14,0% so với tháng trước và tăng 25,6% so với cùng kỳ. Chia ra: Khai khoáng giảm 7,2% so với tháng trước và giảm 16,4% so với cùng kỳ; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 16,1% so với tháng trước và tăng 33,5% so với cùng kỳ; sản xuất và phân phối điện, khí đốt tăng 7,9% so với tháng trước và giảm 0,5% so với cùng kỳ; cung cấp nước và xử lý rác thải giảm 4,3% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ.Tính chung 11 tháng năm 2024 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,1% so với cùng kỳ. Trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 1,3%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,6%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt giảm 3,0%; ngành cấp nước và thu gom rác thải tăng 9,9%.Các ngành công nghiệp cấp 4 trong 11 tháng năm 2024 có chỉ số sản xuất ước tăng khá so với cùng kỳ như: sản xuất các loại bánh từ bột (+23,92%), may trang phục (7,03%); sản xuất vali, túi sách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm (+36,88%); cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ (+13,4%); sản xuất xe có động cơ tăng hơn 32 lần so với cùng kỳ, hoạt động thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải (+45,74%)...Bên cạnh những dấu hiệu tích cực của một số ngành, hiện nay một số ngành sản xuất công nghiệp vẫn đang còn khó khăn, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm so với cùng kỳ: chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản (-16,8%); sản xuất bia và mạch nha ủ men (-3,3%); in ấn (-6,7%); sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét (-2,4%); sản xuất giường tủ, bàn ghế (-16,3%); sản xuất xi măng, vôi, thạch cao (-6,9%); sản xuất và phân phối điện (-3,0%)…Các sản phẩm công nghiệp ước 11 tháng năm 2024 tăng so với cùng kỳ như sau: đá xây dựng khác 939 nghìn m3 (+11,3%); bánh làm từ bột khác bảo quản được 3.450 tấn (+23,9%); túi xách 5,8 triệu cái (+45,0%); quần áo lót 342 triệu cái (+7,1%); vỏ bào, dăm gỗ 678 nghìn tấn (+13,4%); ô tô 1.501 chiếc (+21,4 lần), ...Các sản phẩm công nghiệp ước giảm so với cùng kỳ: tôm đông lạnh 4.687 tấn (-16,8%); bia chai 96,1 triệu lít (-9,0%); dịch vụ sản xuất va ly, túi xách và các loại tương tự, yên đệm 2.722 triệu đồng (-17,2%); sản phẩm in 706 triệu trang (-6,7%); gạch men 13,3 triệu m2 (-2,4%); xi măng 1.396 nghìn tấn (-8,9%); clanhke xi măng 1.515 nghìn tấn (-8,7%); ghế có khung bằng kim loại 108,6 nghìn chiếc (-3,6%); điện sản xuất 1.668 triệu KW (-5,8%) ...Chỉ số sử dụng lao động ước 11 tháng đầu năm 2024 ước tăng 8,6% so với cùng kỳ. Trong đó một số ngành có chỉ số sử dụng lao động tăng như: sản xuất da và các sản phẩm có liên quan (+11,8%); sản xuất xe có động cơ (+11,7 lần); sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic (+3,1 lần); công nghiệp chế biến, chế tạo khác (+3,9%). Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số sử dụng lao động giảm: sản xuất chế biến thực phẩm (-4,9%); sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất (-42,2%); sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) (-5,5%); sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (-7,5%)...3. Vốn đầu tưVới quyết tâm thực hiện thành công Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong năm 2024, UBND tỉnh đã xây dựng các kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt, qua đó nhiều công trình dự án trọng điểm đã và đang được triển khai gấp rút để sớm đưa vào sử dụng, dự ước vốn ngân sách Nhà nước đầu tư trên địa bàn tỉnh trong 11 tháng tăng 4,2% so với cùng kỳ.Nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế do địa phương quản lý thực hiện trong tháng 11 ước đạt 956,5 tỷ đồng tăng 7,0% so với cùng kỳ, đạt 11,2% kế hoạch năm, đưa tổng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý 11 tháng ước đạt 6.740,7 tỷ đồng, bằng 78,9% kế hoạch năm, tăng 4,2% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn NSNN cấp tỉnh ước đạt 5.528,7 tỷ đồng tăng 2,0%; vốn NSNN cấp huyện, xã ước đạt 1.212 tỷ đồng, tăng 17,4% so với cùng kỳ.Nguồn vốn ngân sách nhà nước tập trung chủ yếu vào các công trình hạ tầng tại các huyện, thị xã, thành phố Huế, ổn định dân cư và các công trình giao thông quan trọng như: cầu vượt biển Thuận An; cầu đường bộ Nguyễn Hoàng vượt sông Hương, chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) tỉnh Thừa Thiên Huế; dự án cải thiện môi trường nước; dự án phòng chống thiên tai... Bên cạnh các dự án đang đẩy nhanh tiến độ thi công, một số dự án chậm tiến độ như: Các dự án Bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị tổng thể di tích lăng vua Minh Mạng (phần còn lại); Bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo tổng thể di tích Thái Miếu giai đoạn 1 - đợt 1; Bảo tồn tu bổ và phát huy giá trị tổng thể di tích lăng vua Thiệu Trị giai đoạn 3; Dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống kinh thành Huế - Hợp phần tu bổ, tôn tạo di tích. Dự án nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Gia Thiều và Khu tái định cư B5 thuộc Hạ tầng Khu đô thị mới Thuận An, phường Thuận An... Một số dự án đã được giao vốn từ đầu năm nhưng chưa thể triển khai theo kế hoạch và đang chờ thông báo giải ngân các đợt tiếp theo như: Nâng cấp hệ thống đê sông Thiệu Hóa; Hệ thống Kênh thoát lũ cách ly Phú Lương, Diêm Tụ - Phú Gia và nâng cấp đê Trường Lưu Phú Đa 2, đê Đại Giang đoạn từ hói Trường Lưu về cầu Đại Giang... Với sự quyết tâm cao của các cấp các ngành, sự quan tâm theo dõi, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Tỉnh, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn; các công trình, dự án trọng điểm được giải ngân, bổ sung vốn kịp thời, tính đến nay tiến độ giải ngân năm 2024 đạt 7.860 tỷ đồng, bằng 61,7% kế hoạch. 4. Thương mại, dịch vụ và giá cảHoạt động thương mại, dịch vụ và vận tải trong tháng 11 diễn ra ổn định, mặc dù vào mùa mưa bão, nhưng mùa mưa năm nay lượng mưa thấp, tình trạng ngập lụt chỉ xảy ra cục bộ, hoạt động thương mại, lưu thông hàng hóa thông suốt. Ngoài ra, sự phục hồi của ngành du lịch địa phương cũng như công tác quảng bá du lịch thời gian qua đã kéo theo sự phát triển các ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nhằm đưa Huế lên thành phố trực thuộc trung ương theo Nghị quyết 54-NQ/TW. Kết quả hoạt động thương mại, dịch vụ và vận tải trên địa bàn tỉnh tháng 11 và 11 tháng năm 2024 ước đạt như sau:4.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùngTháng 11 cận kề tết dương lịch, các nhà kinh doanh đã bắt đầu nhập hàng dịp tết, các chính sách kích cầu phát triển thương mại dịch vụ của địa phương, các chính sách khuyến mãi, giảm giá của các nhãn hàng đã góp phần đẩy mạnh hoat động thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11/2024 tăng 18,7% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11/2024 ước đạt 5.093 tỷ đồng, tăng 2,7% so với tháng trước và tăng 18,7% so với cùng kỳ. Chia theo ngành kinh tế: tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 11 ước đạt 3.511,8 tỷ đồng, chiếm 69%, tăng 2,1% so với tháng trước và tăng 13% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt 1.037,3 tỷ đồng, chiếm 20,4%, tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 33,7% so với cùng kỳ; hoạt động du lịch lữ hành đạt 32,5 tỷ đồng, chiếm 0,6%, tăng 6,5% và tăng 39,1%; doanh thu dịch vụ khác đạt 511,4 tỷ đồng, chiếm 10%, tăng 4,2% và tăng 32,5%.Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng năm 2024 đạt 52.374,2 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 37.152,2 tỷ đồng, chiếm 70,9% tổng số và tăng 12,4%; dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 10.446,2 tỷ đồng, chiếm 20% và tăng 20,8%; hoạt động du lịch lữ hành đạt 315,8 tỷ đồng, chiếm 0,6% và tăng 22,4%; dịch vụ khác đạt 4.460 tỷ đồng, chiếm 8,5% và tăng 26,6%. 4.2. Vận tải hành khách và hàng hóaTháng 11/2024 thời tiết chuyển sang mùa mưa, trời trở lạnh nên nhu cầu sử dụng các phương tiện công cộng của người dân tăng. Bên cạnh đó, nhiều dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh và hộ dân cư đẩy nhanh tiến độ nhằm hoàn thành trước Tết nên nhu cầu vận chuyển nguyên, vật liệu, thiết bị phục vụ các công trình giai đoạn hoàn thiện tăng, dẫn đến hoạt động vận tải hành khách và vận tải hàng hóa vẫn tăng so với tháng trước và tăng so với cùng kỳ, dù tốc độ tăng trưởng có chậm lại so với các tháng trước do ít nhiều bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết. ¬Dự ước hành khách vận chuyển tháng 11 năm 2024 đạt 3,2 triệu hành khách, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 13,7% so với cùng kỳ; hành khách luân chuyển đạt 153,5 triệu hành khách.km, tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 10,5% so với cùng kỳ. Tính chung 11 tháng 2024, vận tải hành khách ước đạt 33,6 triệu hành khách, tăng 16,6% so với cùng kỳ và luân chuyển ước đạt 1.647,6 triệu hành khách.km, tăng 12,3%.Dự ước hàng hóa vận chuyển tháng 11 năm 2024 ước đạt 2 triệu tấn, tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 8,1% so với cùng kỳ; hàng hóa luân chuyển đạt 164,9 triệu tấn.km, tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 10% so với cùng kỳ. Tính chung 11 tháng 2024, vận tải hàng hóa đạt 21 triệu tấn, tăng 13,7% và luân chuyển hàng hóa đạt 1.736,7 triệu tấn.km, tăng 11,7% so với cùng kỳ.Dự ước doanh thu vận tải và bốc xếp tháng 11 năm 2024 đạt 463,8 tỷ đồng, tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 11% so với cùng kỳ. Tính chung 11 tháng đầu năm 2024, doanh thu vận tải và bốc xếp ước đạt 4.891,9 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Trong đó: đường bộ đạt 3.952,4 tỷ đồng, tăng 13,7%; đường sông đạt 4,6 tỷ đồng, tăng 20,7%. Chia theo loại hình dịch vụ: vận tải hành khách ước đạt 1.025,8 tỷ đồng, tăng 14,9%; vận tải hàng hóa ước đạt 3.471,7 tỷ đồng, tăng 13,3%; kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 365,3 tỷ đồng, tăng 35,1%; bưu chính chuyển phát đạt 29,1 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ.4.3. Lượt khách các cơ sở lưu trú phục vụ và du lịch lữ hànhTháng 11/2024, thời tiết trên địa bàn ôn hòa, nhờ vậy nhiều sự kiện văn hóa mùa đông diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, tháng 11 là tháng cao điểm mùa khách quốc tế nghỉ đông, dự kiến lượt khách quốc tế đến Huế tăng cao so với tháng trước.Doanh thu của cơ sở lưu trú ước thực hiện tháng 11/2024 ước đạt 176,7 tỷ đồng, tăng 8,4% so với tháng trước và tăng 43,4% so với cùng kỳ. Đưa doanh thu lưu trú 11 tháng 2024 đạt 1.811,6 tỷ đồng, tăng 26,7% so với cùng kỳ.Dự ước lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ tháng 11/2024 đạt 171,1 nghìn lượt khách, tăng 9,6% so với tháng trước và tăng 12,3% so với cùng kỳ. Trong đó, lượt khách ngủ qua đêm tháng 11/2024 ước đạt 138,8 nghìn lượt khách, tăng 11,5% so với tháng trước và tăng 18,7% so với cùng kỳ; lượt khách trong ngày đạt 32,3 nghìn lượt khách, tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 4,7% so với cùng kỳ. Đưa lượt khách do các cơ sở lưu trú phục vụ 11 tháng năm 2024 đạt 1.867,7 nghìn lượt, tăng 17,5% so với cùng kỳ. Trong đó, lượt khách ngủ qua đêm 11 tháng đạt 1.494,6 nghìn lượt, tăng 18,7% so với cùng kỳ; lượt khách trong ngày đạt 373,2 nghìn lượt, tăng 12,8% so với cùng kỳ. Trong lượt khách ngủ qua đêm, khách quốc tế 591,3 nghìn lượt, tăng 19,8%; khách trong nước 903,2 nghìn lượt, tăng 16,5% so với cùng kỳ.Ngày khách dự ước tháng 11/2024 đạt 233,3 nghìn ngày, tăng 11,7% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ. Trong đó: Ngày khách quốc tế đạt 107,6 nghìn ngày, tăng 26,3% so với tháng trước và tăng 3,6% so với cùng kỳ; ngày khách trong nước đạt 125,7 nghìn ngày, tăng 1,7% so với tháng trước và tăng 19,8% so với cùng kỳ. Đưa ngày khách dự ước 11 tháng đạt 2.537,1 nghìn ngày, tăng 16,5% so với cùng kỳ. Trong đó: Ngày khách quốc tế đạt 1.050 nghìn ngày, tăng 20,1%; ngày khách trong nước đạt 1.487,1 nghìn ngày, tăng 14,1%.Lượt khách phục vụ của các cơ sở lữ hành thực hiện tháng 11/2024 ước đạt 15,3 nghìn lượt, tăng 3,4% với tháng trước và tăng 35,8% so với cùng kỳ; đưa lượt khách 11 tháng ước đạt 185 nghìn lượt, tăng 17,2% so với cùng kỳ. Ngày khách theo tour ước thực hiện tháng 11/2024 là 36,6 nghìn ngày, tăng 4,6% so với tháng trước và tăng 33,3% so với cùng kỳ. Đưa ngày khách theo tour 11 tháng ước đạt 392,6 nghìn ngày khách, tăng 15,7% so với cùng kỳ.4.4. Giá cả- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)Chỉ số giá tiêu dùng chung toàn tỉnh tháng 11/2024 tăng 0,22% so với tháng trước. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có 6 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước bao gồm: nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,96%; hàng hoá và dịch vụ khác tăng 0,22%; nhóm văn hoá, giải trí và du lịch tăng 0,21%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,20%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,08%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,03%. Trong khi đó, nhóm giao thông giảm 0,40%; đồ uống và thuốc lá giảm 0,02%. Các nhóm thuốc và dịch vụ y tế; bưu chính viễn thông; giáo dục bình ổn so với tháng trước.Chỉ số giá tiêu dùng chung toàn tỉnh tháng 11/2024 tăng 2,61% so với tháng 12 năm 2023; tăng 2,72% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng năm 2024 tăng 3,79% so với cùng kỳ.- Chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ Chỉ số giá vàng tháng 11/2024 tăng 0,87% so với tháng trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 11/2024 tăng 1,62% so với tháng trước.5. Tài chính, ngân hàng5.1. Tài chínhTrong 11 tháng năm 2024 thu ngân sách tỉnh đạt cao so với dự toán, nguồn thu chủ yếu từ nguồn thu thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu tăng mạnh.Tổng thu ngân sách trên địa bàn đến nay đạt 10.853,2 tỷ đồng, bằng 92,1% dự toán năm. Trong đó: thu nội địa ước đạt 9.655,9 tỷ đồng, bằng 86,5% dự toán; thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 1.097,3 tỷ đồng, bằng 177,0% dự toán. Trong thu nội địa: thu doanh nghiệp Nhà nước ước đạt 404,0 tỷ đồng, bằng 87,8% dự toán; thu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 3.815 tỷ đồng, bằng 99,4% dự toán; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước 1.557 tỷ đồng, bằng 96,8% dự toán; thuế thu nhập cá nhân 599 tỷ đồng, bằng 119,8% dự toán; thuế bảo vệ môi trường 353,0 tỷ đồng, bằng 95,4% dự toán.Tổng chi ngân sách địa phương 11 tháng ước đạt 11.806,1 tỷ đồng, bằng 73,9% dự toán, trong đó chi đầu tư phát triển 3.893,2 tỷ đồng, bằng 65,9% dự toán; chi thường xuyên 7.488,7 tỷ đồng, bằng 86,6%; trong đó: chi sự nghiệp kinh tế 764,5 tỷ đồng, bằng 71,3% dự toán; chi sự nghiệp giáo dục đào tạo 3.410,0 tỷ đồng, bằng 88,2% dự toán; chi sự nghiệp y tế 495,0 tỷ đồng, bằng 77,0% dự toán; chi quản lý Nhà nước 1.536,2 tỷ đồng, bằng 95,4% dự toán.5.2.Ngân hàngĐẩy mạnh triển khai chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp theo Công văn số 4315/NHNN-TD ngày 21/5/2024 của NHNNVN, NHNN tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các NHTM trên địa bàn tích cực chủ động đẩy mạnh chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp. Thực hiện Thông tư 02/2023/TT-NHNN và Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 23/5/2023 của NHNN VN về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản với quy mô hiện nay khoảng 30.000 tỷ đồng và mức lãi suất thấp hơn tối thiểu từ 1% - 2%/năm so với mức lãi suất cho vay bình quân (theo Công văn 5631/NHNN-TD ngày 14/7/2023 của NHNN Việt Nam). Tổng nguồn vốn huy động đến cuối tháng 11 năm 2024 ước đạt 76,2 nghìn tỷ đồng, tăng 9,51% so với so với cuối năm 2023; tổng dư nợ tín dụng ước đạt 81,4 nghìn tỷ đồng, tăng 4,68% so với cuối năm 2023. Các TCTD trên địa bàn tiếp tục chú trọng cho vay các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Đến thời điểm 01/11/2024, tín dụng đối với nông nghiệp nông thôn đạt 16.295 tỷ đồng, tăng 12,2% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 20,2% tổng dư nợ; Tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 12.471 tỷ đồng, giảm 13,9%, chiếm tỷ trọng 15,5% tổng dư nợ; Tín dụng đối với xuất khẩu đạt 4.607 tỷ đồng, giảm 10,3% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 5,7% tổng dư nợ; Cho vay công nghiệp hỗ trợ đạt 1.357 tỷ đồng, tăng 15,2% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 1,7% tổng dư nợ.. Lãi suất huy động bằng VND tại các TCTD trên địa bàn: đang áp dụng ở mức tối đa 0,5%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn dưới 1 tháng, kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng ở mức tối đa 4,75%/năm theo quy định của NHNN Việt Nam tại Quyết định số 2411/QĐ-NHNN ngày 01/11/2024. Đối với kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng, dao động trong mức 4%-5,5%/năm. Đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên dao động trong khoảng 5%/năm đến 6%/năm (bao gồm lãi suất online).Lãi suất cho vay bằng VNĐ đối với các lĩnh vực ưu tiên tối đa 4,0%/năm đối với ngắn hạn. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường dao động trong khoảng 5-7%/năm đối với ngắn hạn; 6%-9%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất huy động USD phổ biến là 0,0%/năm đối với tiền gửi của tổ chức và cá nhân cho tất cả các kỳ hạn. Lãi suất cho vay USD bình quân ở mức 3-6%/năm.6. Các vấn đề xã hội6.1. Giáo dục - Đào tạo Trong tháng 11, Lãnh đạo tỉnh đến các cơ sở giáo dục thăm và chúc mừng thầy cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, mong muốn các trường tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, thi đua dạy tốt học tốt, nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Các cơ sở giáo dục tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa xoay quanh chủ đề “Tri ân nghề giáo”, góp phần thắt chặt tình nghĩa thầy trò, tình yêu quê hương đất nước và những giá trị tốt đẹp của sự nghiệp giáo dục.Từ ngày 22/11-24/11/2024, tại Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo, Đại học Huế, tổ chức khai mạc chương trình "Yes! Camp x Huế 2024" với chủ đề NetZero, nhằm khơi nguồn sáng tạo, ươm mầm khởi nghiệp cho thế hệ trẻ, thu hút sự hưởng ứng tham gia đông đảo của học sinh, sinh viên đến từ các trường đại học, cao đẳng và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh. 6.2. Tình hình y tế, dịch bệnh, ngộ độc thực phẩmTháng 11/2024, trên địa bàn tỉnh có 241 ca sốt xuất huyết, tăng 52 ca so cùng kỳ; có 9 ca mắc tay chân miệng, giảm 22 ca so với cùng kỳ; không có ca mắc sốt rét, viêm gan siêu trùng, viêm não vi rút, thương hàn, liên cầu lợn bằng cùng kỳ. Tính chung 11 tháng, trên địa bàn có 1.843 ca sốt xuất huyết, tăng 1.256 ca so cùng kỳ; có 1 ca tử vong, tăng 1 ca so với cùng kỳ; có 123 ca mắc tay chân miệng, giảm 245 ca so với cùng kỳ; 2 ca liên cầu lợn, tăng 2 ca so cùng kỳ; không có ca mắc sốt rét, viêm gan siêu trùng, viêm não vi rút, thương hàn bằng cùng kỳ.Tháng 10/2024, toàn tỉnh đã phát hiện 9 ca nhiễm mới HIV, tăng 4 ca so cùng kỳ; có 3 ca chuyển qua AIDS, tăng 3 ca so cùng kỳ; không có ca tử vong, bằng cùng kỳ. Tính chung 10 tháng, toàn tỉnh có 81 ca nhiễm mới HIV, giảm 14 ca so cùng kỳ; có 23 ca chuyển qua AIDS, tăng 15 ca so cùng kỳ; có 3 ca tử vong, giảm 2 ca so cùng kỳ. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 525 bệnh nhân đang được quản lý và điều trị tại các cơ sở y tế, trong đó có 518 bệnh nhân điều trị ARV. Tháng 11/2024, trên địa bàn không xảy ra ngộ độc thực phẩm, bằng so cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xảy ra 4 vụ ngộ độc thực phẩm, tăng 2 vụ so cùng kỳ; làm 39 người bị ngộ độc, tăng 6 người so với cùng kỳ, không có người tử vong.6.3. Hoạt động văn hóa, thể thaoNgày 02/11-03/11/2024, giải cờ vua, cờ tướng các câu lạc bộ tỉnh mở rộng lần thứ 2 năm 2024, quy tụ hơn 400 kỳ thủ đến từ 25 các câu lạc bộ của Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Bình. Đây là cơ hội để các vận động viên tham gia thi đấu, nhằm phát triển phong trào tập luyện bộ môn cờ vua, cờ tướng. Giải vô địch cầu lông, bóng bàn các lứa tuổi câu lạc bộ tỉnh mở rộng lần thứ 8 năm 2024, diễn ra từ ngày 14/11-17/11/2024 tại Nhà thi đấu Trung tâm thi đấu thể thao tỉnh, thu hút hơn 700 VĐV nam, nữ đến từ 42 câu lạc bộ tham gia tranh tài. Đây là giải đấu có số lượng VĐV tham gia đông nhất sau 7 lần tổ chức. Góp phần thúc đẩy phong trào tập luyện, thi đấu môn cầu lông, bóng bàn ở các lứa tuổi.6.4. Tai nạn giao thôngTheo báo cáo của Ban ATGT tỉnh, từ 15/10/2024 đến 14/11/2024, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 28 vụ tai nạn giao thông, giảm 4 vụ so với cùng kỳ; làm 15 người chết, tăng 3 người; làm bị thương 19 người, tăng 2 người so cùng kỳ. Tính chung 11 tháng , trên địa bàn xảy ra 261 vụ tai nạn giao thông, tăng 31 vụ so với cùng kỳ; làm chết 117 người, tăng 10 người; làm bị thương 189 người, tăng 27 người so với cùng kỳ.6.5. Tình hình cháy nổ và bảo vệ môi trườngTrong tháng 11/2024 trên địa bàn tỉnh xảy ra 1 vụ cháy, thiệt hại ước tính khoảng 500 triệu đồng, không có thiệt hại về người; giảm 1 vụ so cùng kỳ, bằng tháng trước. Tính chung 11 tháng, trên địa bàn tỉnh xảy ra 16 vụ cháy, giảm 11 vụ so cùng kỳ; không có thiệt hại về người, thiệt hại khoảng 1,5 tỷ đồng.Trong tháng 11/2024 trên địa bàn tỉnh phát hiện 9 vụ vi phạm môi trường, giảm 51 vụ so với cùng kỳ, giảm 3 vụ so với tháng trước. Các hình thức vi phạm môi trường trong tháng gồm: 2 vụ không chấp hành về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh; 2 vụ phá rừng trái phép; 4 vụ khai thác cát trái phép; 1 vụ xả nước thải không đúng quy định. Các ngành chức năng đã tiến hành xử lý 7 vụ với số tiền xử phạt 22,5 triệu đồng. Tính chung 11 tháng, trên địa bàn tỉnh xảy ra 192 vụ vi phạm môi trường, giảm 17 vụ so với cùng kỳ; tiến hành xử lý 170 vụ với tổng số tiền phạt 1166,8 triệu đồng.6.6. Thiệt hại do thiên taiTháng 11/2024, trên địa bàn tỉnh xảy ra 2 vụ thiên tai, bằng cùng kỳ, tăng 1 vụ so tháng trước. Gồm 1 vụ mưa lớn ngập lũ do từ ngày 18/11 đến ngày 25/11/2024, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã có mưa to đến rất to, mực nước các sông trên báo động 2, xấp xỉ báo động 3; xảy ra 1 vụ sạt lở đất tại xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, làm 2 người bị thương nhẹ, sập 1 ngôi nhà, ước tính thiệt hại khoảng 50 triệu đồng. Tính chung 11 tháng 2024, trên địa bàn tỉnh xảy ra 8 vụ thiên tai, bằng cùng kỳ; giá trị thiệt hại ước khoảng 3,2 tỷ đồng. Nhờ làm tốt công tác dự báo và chủ động phòng chống lũ lụt nên cơn lũ này không gây thiệt hại về người và tài sản./.CỤC THỐNG KÊ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Theo đơn vị, qua kiểm tra, rà soát dữ liệu thông tin hiện đang quản lý tại Sở cho thấy, 116 trường hợp đăng ký mua, thuê nhà ở xã hội tại Khối nhà XH3-Chung cư cao tầng OXH1 thuộc Khu phức hợp Thủy Vân giai đoạn 2, Khu B-Đô thị mới An Vân Dương chưa được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại các dự án khác trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, Sở Xây dựng tỉnh đề nghị Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển bất động sản Cotana Capital phải xác minh đối với các trường hợp đóng thuế thu nhập cá nhân; trường hợp các đối tượng này thuộc diện nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân, đề nghị công ty loại bỏ ra khỏi danh sách đối tượng đăng ký mua nhà ở xã hội theo quy định và báo cáo về Sở Xây dựng biết, theo dõi.
Mặt khác, cũng yêu cầu công ty xác minh nơi làm việc, nghề nghiệp các đối tượng đã khai tại hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội khác nơi làm việc hiện cơ quan chi trả thu nhập, trường hợp các đối tượng khai không trung thực, không đúng nơi hiện nay đang làm việc, đề nghị công ty loại bỏ ra khỏi danh sách đối tượng đăng ký mua nhà ở xã hội.
Còn về việc xác nhận sở hữu nhà ở, đất ở tại các địa phương khác trên địa bàn tỉnh, sau 15 ngày làm việc kể từ ngày Sở Xây dựng nhận được văn bản đề nghị của chủ đầu tư, nếu các cơ quan, đơn vị không có ý kiến phản hồi thì chủ đầu tư thông báo cho các đối tượng được mua nhà ở xã hội đến để thỏa thuận thống nhất và ký hợp đồng.
Trường hợp sau khi xác minh của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện, nếu các đối tượng đăng ký mua nhà ở xã hội không đảm bảo điều kiện theo quy định, Sở Xây dựng sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm theo quy định.
Được biết tháng 7/2023, Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển bất động sản Cotana Capital đã tổ chức lễ khởi công xây dựng khu nhà ở xã hội tại khu phức hợp Thủy Vân giai đoạn 2, thuộc Khu B-Đô thị mới An Vân Dương. Khu nhà ở xã hội tại dự án được đầu tư xây dựng với quy mô hơn 1.000 căn hộ, trên diện tích 3,5ha ở 2 lô đất có ký hiệu OXH1 và OXH2. Trong đó, khu OXH1 diện tích 1,49ha, đầu tư xây dựng chung cư xã hội cao tầng 4 block gồm: 1 tầng hầm và 15 tầng nổi với 723 căn hộ; khu OXH2 diện tích 2,03ha, đầu tư xây dựng chung cư thấp tầng, 6 block từ 4 đến 8 tầng với 362 căn hộ. Các căn hộ bố trí từ 1 đến 3 phòng ngủ, diện tích 32m2 đến 74,9 m2.
Hiện nay, để đạt mục tiêu về nhà ở xã hội, Thừa Thiên đã ban hành chương trình phát triển nhà ở của tỉnh đến năm 2030, kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 và các năm 2022, 2023. Dự kiến, tỉnh sẽ dành 372,37 ha đất phát triển dự án nhà ở xã hội đến năm 2025 và đến năm 2030 là 400,4 ha. Theo đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030”, Thừa Thiên Huế sẽ xây dựng 10.280 căn.
Bởi vậy, tỉnh đang tích cực thúc đẩy triển khai đầu tư xây dựng các dự án, trong đó có 5 dự án cho người có thu nhập thấp với quy mô 6.386 căn bộ, 2 dự án nhà ở cho công nhân với 4.160 căn hộ. Theo tỉnh, đây là điều kiện và cơ hội lớn để doanh nghiệp bất động sản tận dụng lợi thế về chính sách tạo đà khôi phục đầu tư kinh doanh đồng thời tạo ra nguồn cung nhà ở xã hội cho thị trường.
Gạch nhập khẩu Malaysia một trong những dòng gạch cốt liệu xương granite với 70% tràng thạch và 30% đất sét cùng một số phụ gia khác tạo ra dòng gạch với độ bền và chất lượng tốt nhất hiện nay. Gạch nhập khẩu Malaysia có nhiều ưu điểm như chống thấm nước, chống trơn trượt, dễ dàng vệ sinh, ...Gạch được sản xuất tập trung các tính năng hoàn mỹ, vượt trội của đá tự nhiên đem lại sự thân thiện tuyệt đối đến với công trình của bạn. Gạch ốp lát nhập khẩu Malay được ứng dụng nhiều trong các không gian phòng khách, ốp lát vệ sinh, nhà bếp... Ngoài ra các không gian quán cafe, spa, shop hàng chúng đều mang đến hiệu quả vượt trội cho người sử dụng.