Hãy lo chăn dắt một bầy chiên con.
Hãy lo chăn dắt một bầy chiên con.
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp người dân đang cư trú tại Đức muốn đưa con sang để đoàn tụ cùng gia đình, du học, hoặc tìm kiếm một công việc với mức lương hấp dẫn. Vậy khi có ý định trên, thời điểm thực hiện bảo lãnh con sang Đức nên diễn ra vào thời gian nào?
Câu trả lời là tùy thuộc vào việc chuẩn bị những điều kiện cần thiết mà quốc gia này đặt ra, để có thể thực hiện thủ tục bảo lãnh con sang Đức trong thời gian nhanh nhất.
Trước tiên, người con cần được làm giấy phép cư trú tại cơ quan có thẩm quyền để việc sinh sống tại nước Đức là hợp pháp, và có thể định cư lâu dài để tham gia lao động hoặc học tập tại các cơ sở giáo dục trên lãnh thổ nước này. Tiếp theo, người có ý định bảo lãnh con sang Đức cần chuẩn bị trước về nhà ở nhằm giúp con cái có thể vào ở ngay và ổn định cuộc sống khi sang định cư.
Việc đến một quốc gia mới để sinh sống sẽ có nhiều thứ mới lạ, và cần có thời gian làm quen môi trường sống vào thời gian đầu, để sau có thể tìm kiếm một công việc phù hợp mang lại thu nhập (trong trường hợp người con đã đủ tuổi tham gia vào thị trường lao động).
Do đó, người thực hiện bảo lãnh cần chuẩn bị trước một số tiền đủ để chăm lo cho con trong khoảng thời gian đầu sang Đức để định cư. Ngoài ra, một điều kiện khá quan trọng mà người bảo lãnh cần chú ý là người con được bảo lãnh sang Đức phải đáp ứng điều kiện từ đủ 18 tuổi trở lên. Nếu người con vẫn chưa đủ tuổi, thủ tục bảo lãnh con sẽ không thể thực hiện trên thực tế.
Có thể thấy, khi công dân đang sinh sống tại Đức đã có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ và đáp ứng những điều kiện mà pháp luật và quốc gia này đặt ra, hoàn toàn có thể thực hiện bảo lãnh con sang Đức một cách dễ dàng.
Nếu các bạn còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến vấn đề thời điểm thực hiện bảo lãnh con sang Đức, hãy liên hệ ngay với Luật sư qua số máy quen thuộc 1900.6174 để được tư vấn luật nhanh chóng, cụ thể nhất!
Anh Tuấn (quê quán Vĩnh Long) có câu hỏi như sau:
Cách đây 14 năm, vợ chồng tôi đã rời quê nhà sang Đức để đi xuất khẩu lao động với mong ước cuộc sống gia đình sau này sẽ ấm no, đủ đầy hơn. Lúc đi sang Đức, con trai của chúng tôi chỉ mới tròn 05 tuổi và nhờ ông nội chăm sóc giúp.
Vì con đã thiếu tình yêu thương, sự chăm sóc của cha mẹ nhiều năm nay, nên vợ chồng tôi có ý định sẽ bảo lãnh con sang Đức để chung sống cùng gia đình, và con có được cơ hội học tập tại các trường có danh tiếng ở đó.
Luật sư cho tôi hỏi thủ tục bảo lãnh con sang Đức được thực hiện như thế nào theo quy định của pháp luật? Rất mong nhận được phản hồi sớm từ Luật sư!”.
Lời đầu tiên, xin cảm ơn anh Tuấn đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Với thắc mắc về trình tự thủ tục bảo lãnh con sang Đức, Luật sư xin tư vấn đến anh như sau:
Theo thông tin anh chia sẻ, con trai của anh sắp tới sẽ tròn 18 tuổi, nên theo quy định về độ tuổi con anh có thể được bảo lãnh sang Đức để sinh sống.
Nếu vợ chồng anh đã có kế hoạch chuẩn bị trước những điều kiện cần thiết về chỗ ở, tài chính… có thể tiến hành chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục bảo lãnh con sang Đức để đoàn tụ cùng gia đình.
Thứ nhất, hồ sơ mà người con được bảo lãnh cần chuẩn bị sẽ bao gồm:
– Mẫu đơn xin cấp thị thực dài hạn (đối với trường hợp xin cư trú tại Đức hơn 90 ngày);
– Văn bản xác nhận của người được bảo lãnh về việc cung cấp thông tin;
– Các loại giấy tờ sau đây cần nộp bao gồm bản chính kèm 02 bản photo. Trường hợp các loại giấy tờ không sử dụng ngôn ngữ tiếng Đức hoặc tiếng Anh, cần dịch ra tiếng Đức và nộp kèm theo 02 bản photo của văn bản được dịch:
– Nộp 02 đơn xin cấp thị thực có dán ảnh hộ chiếu được chụp mới nhất, và nộp kèm thêm 01 tấm ảnh vào hồ sơ;
– Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng ít nhất 03 tháng, và ngày cấp không được quá 10 năm trở về trước;
– Chứng cứ, tài liệu chứng minh về nơi cư trú của ba hoặc mẹ tại Đức;
– Một số giấy tờ khác theo yêu cầu của Tổng lãnh sứ quán Đức.
Thứ hai, hồ sơ mà người thực hiện bảo lãnh cần chuẩn bị bao gồm:
– Giấy mời với mục đích bảo lãnh con sang Đức để đoàn tụ gia đình;
– Hộ chiếu (bản sao có công chứng/chứng thực các trang có thông tin, thị thực, dấu xuất nhập cảnh sang nước ngoài…);
– Trường hợp người bảo lãnh chưa nhập quốc tịch Đức, cần nộp chứng cứ về điều kiện kinh tế (cụ thể là thu nhập tháng) và bằng chứng chỗ ở hợp pháp (như hợp đồng thuê nhà hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà trong trường hợp đã mua nhà tại Đức);
– Giấy chứng nhận đăng ký cư trú trên lãnh thổ nước Đức;
Bước 2: Viết đơn xin sang Đức để cư trú
Trước tiên, người con được bảo lãnh có thể tự mình hoặc nhờ người thân đặt trước lịch hẹn làm việc với Tổng Lãnh sự quán Đức tại Việt Nam trên trang thông tin điện tử của cơ quan này.
Sau khi đã điền thông tin vào các mẫu đơn và chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết để hoàn thiện hồ sơ theo quy định, khi đến ngày hẹn đã đăng ký trước đó, người con cần đến Đại sứ quán Đức tại Hà Nội hoặc Lãnh sự quán tại thành phố Hồ Chí Minh để xin và viết đơn xin sang Đức với mục đích đoàn tụ với gia đình.
Do con trai anh Tuấn đang cư trú tại địa bàn tỉnh Vĩnh Long, nên có thể đến Lãnh sự quán Đức tại thành phố Hồ Chí Minh để thuận tiện hơn trong việc đi lại.
Bước 3: Đăng ký thông tin người con tại Đức
Khi người con đã được bảo lãnh sang Đức, anh Tuấn cần tiến hành đăng ký cập nhật thông tin cá nhân của người thân tại Sở Ngoại kiều tại Đức.
Nếu hồ sơ xin bảo lãnh con sang Đức đầy đủ và hợp lệ, trong thời gian khoảng 03 tháng, người con sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực theo quy định.
Như vậy, Luật sư đã vừa chia sẻ đến anh Tuấn một cách chi tiết liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ, cũng như trình tự các bước cần thực hiện trong thủ tục bảo lãnh con sang Đức mà vợ chồng anh và con trai cần lưu ý.
Trong trường hợp Tuấn có gặp khó khăn cần được hỗ trợ khi thực hiện thủ tục bảo lãnh con sang Đức, đừng ngần ngại gọi ngay đến Luật sư qua đường dây nóng 1900.6174 để chúng tôi có thể tư vấn và hỗ trợ anh một cách nhanh chóng và trọn vẹn nhất!
Chị Thu (quê quán Bạc Liêu) có thắc mắc như sau:
“Thưa Luật sư! Tôi có vấn đề về việc bảo lãnh con sang Đức cần Luật sư tư vấn như sau:
Con gái tôi năm nay đã 23 tuổi, đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành Tài chính – ngân hàng. Do vợ chồng tôi cũng vừa sang Đức với diện xuất khẩu lao động cách đây 07 năm và đã thực hiện thủ tục nhập quốc tịch Đức, nên mong muốn con sang đây để học thạc sĩ cũng như mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm trong tương lai.
Hiện tại, chúng tôi và con đã chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cùng những điều kiện cần thiết về tài chính, nơi ở… để con có thể hòa nhập ngay cuộc sống mới ở Đức. Điều tôi băn khoăn nhất ngay lúc này là sau khi bảo lãnh con sang Đức, con tôi có cơ hội việc làm tại Đức hay không? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi vấn đề này!”.
Chào chị Thu! Với thắc mắc về cơ hội việc làm khi con chị được bảo lãnh sang Đức, Luật sư chúng tôi xin tư vấn đến chị như sau:
Hiện nay, nhiều quốc gia trong đó có Đức đã và đang thực hiện chính sách hợp tác không chỉ về kinh tế mà còn trong lĩnh vực lao động. Do đó, khi con chị được bảo lãnh sang Đức để đoàn tụ cùng gia đình, bên cạnh có cơ hội được học tập tại các trường có danh tiếng về chất lượng giáo dục, cơ hội về nghề nghiệp tại đây cũng khá rộng mở.
Về mặt pháp lý, Luật EU cũng được áp dụng rộng rãi trên lãnh thổ nước Đức, trong đó có ghi nhận rõ nội dung về tự do hóa sự dịch chuyển của lực lượng lao động vào quốc gia này.
Cụ thể, người con của công dân mang quốc tịch Đức vẫn được hưởng các quyền bình đẳng như các công dân Đức khác như được học tập, lao động, hưởng các chính sách về an sinh xã hội khi tham gia vào quan hệ lao động…
Đối trường hợp con chị lưu trú hơn ba tháng tại Đức, chỉ cần nộp đơn xin giấy phép cư trú và có hiệu lực trong 05 năm kể từ ngày qua Đức để cư trú cùng gia đình.
Như vậy, nếu con chị Thu được bảo lãnh hợp pháp, chị hoàn toàn yên tâm về cơ hội học tập và tìm kiếm việc làm của con tại Đức. Trong quá trình thực hiện thủ tục bảo lãnh con sang Đức, nếu chị còn bất kỳ thắc mắc nào có liên quan, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết, đúng luật!
Trên đây là toàn bộ những thông tin pháp lý cực kỳ hữu ích về những quy định của pháp luật về bảo lãnh con sang Đức mà Luật Thiên Mã đã cung cấp đến bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu các bạn còn bất kỳ vấn đề nào cần được Luật sư giải đáp, vui lòng liên hệ trực tiếp qua số máy 1900.6174 để được các Luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ tận tình!