Làm Việc Online Qua Telegram

Làm Việc Online Qua Telegram

Bắt đầu có những hình thức lừa đảo trên Telegram diễn ra ngày càng tinh vi và nhắm vào nhiều nhóm đối tượng khác nhau

Bắt đầu có những hình thức lừa đảo trên Telegram diễn ra ngày càng tinh vi và nhắm vào nhiều nhóm đối tượng khác nhau

Làm sao để tránh trở thành nạn nhân của lừa đảo qua Telegram?

Để tránh trở thành nạn nhân của các hoạt động lừa đảo qua Telegram. Người dùng cần luôn cẩn trọng và cực kỳ thận trọng với những thông tin được gửi đến từ những người lạ. Nếu nhận được tin nhắn đáng ngờ, hãy chắc chắn rằng nó là chính xác trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào. Hơn nữa, người dùng cũng nên đảm bảo rằng họ không cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân hay tài khoản ngân hàng nào cho những người dùng không rõ ràng.

Nói chung, Telegram là một ứng dụng an toàn và không chứa lừa đảo. Tuy nhiên, những hoạt động lừa đảo vẫn có thể xuất hiện trên nó. Để tránh trở thành nạn nhân của các hoạt động lừa đảo trên Telegram. Người dùng cần luôn cẩn trọng và thận trọng khi nhận tin nhắn từ những người không rõ ràng. Tránh cung cấp thông tin cá nhân hay tài khoản ngân hàng của mình.

Đó là chiêu trò lừa đảo hiện nay qua Telegram, Dịch thuật – Visa Khánh An hy vọng không ai trong chúng ta sẽ trở thành nạn nhân của chúng. Và nếu có cần tư vấn hay thắc mắc về các vấn đề nào trong cuộc sống hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!

Vậy người dùng có bị lừa đảo qua Telegram không?

Telegram là một ứng dụng nhắn tin đa nền tảng với tính năng bảo mật cao và không chứa lừa đảo. Tuy nhiên, vì tính phổ biến của nó, một số đối tượng đã lợi dụng tính năng nhắn tin của Telegram để lừa đảo người dùng. Các thủ đoạn của chúng rất tinh vi và có thể bao gồm giả mạo hoặc mạo danh. Để chiếm đoạt tài sản của người dùng.

Thủ đoạn phổ biến nhất hiện nay của lừa đảo qua Telegram đó chính là – Lừa đảo làm nhiệm vụ

Qua công tác giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng qua hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác. Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (Trung tâm VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin ghi nhận nhiều phản ánh với nội dung mời chào tham gia hội nhóm telegram… làm nhiệm vụ online, nhanh chóng nhận tiền thật.

Ở thủ đoạn này, đầu tiên họ tự ý thêm người dùng Telegram vào một group chat, sau đó họ cho rằng mình đang cần người làm nhiệm vụ này, nhiệm vụ kia rất đơn giản dễ dàng chỉ cần “nạp tiền vào là nhận nhiệm vụ” và chỉ làm trên điện thoại mà được nhận khoản lời lớn.

Nếu “con lừa” tin tưởng sẽ nạp cho họ một khoản tiền để chấp nhận làm nhiệm vụ, có thể nói chúng tinh vi đến mức tạo ra một cộng đồng “người nhà” trong group chat, để cùng nhau tạo những hình ảnh giả là đã nhận được tiền, đây là một công việc tốt để gửi vào group chat, tạo được niềm tin cho “con lừa” vào bẫy.

Có thể nói 1, 2 lần đầu chúng giữ đúng lời hứa là đưa tiền lời cho “con lừa”. Tuy nhiên, khi số tiền nạp ngày càng nhiều, người tham gia sẽ không rút được tiền về tài khoản. Lúc này, các đối tượng yêu cầu người tham gia nộp thêm tiền vào thì mới rút được tiền về tài khoản, nhưng càng nộp tiền thì nạn nhân càng bị mất thêm tiền. Đến khi “con lừa” phát hiện ra mình bị mất tiền ngày càng nhiều, thì mới phát hiện mình đã bị lừa đảo.

Đây là một thủ đoạn được cho là “thả con tép – bắt con tôm” của những tên lừa đảo, và cũng đánh vào lòng tham của những người tham việc nhẹ lương cao. Chính vì thế chỉ có công việc lao động bằng công sức thì mới nhận được thù lao đúng với công sức ấy, điều này cũng làm giới trẻ nên nhận để định hướng một công việc chân chính, tử tế.

Bỡ ngỡ trong việc sử dụng ứng dụng mới

Một số hình thức lừa đảo phổ biến nhất trên Telegram hiện nay là tạo nhóm tạo kênh và tạo bot để kiếm tiền; tạo nhóm, tạo kênh, tham gia group để kiếm tiền; giả mạo nhà cung cấp dịch vụ - đây là phương thức lừa đảo khá phổ biến, nhưng vẫn nhiều người dùng mắc bẫy, đối tượng lừa đảo sẽ giả mạo các nhà cung cấp dịch vụ và gửi tin nhắn cho người dùng.

Đối tượng hay bị nhắm tới thường là những người dùng ít am hiểu về công nghệ, coi Telegram là kênh phụ, không thường xuyên quan tâm đến những biện pháp bảo mật.

Nhiều công ty đã bắt đầu áp dụng Telegram vào trong công việc nhờ tính bảo mật, tiện dụng và hơn cả là miễn phí. Khi càng trở nên phổ biến, Telegram cũng trở thành miếng mồi ngon cho tin tặc, bởi nhiều người dùng còn bỡ ngỡ trong việc sử dụng ứng dụng mới.

Với Telegram, bạn có thể đổi tên nhiều lần mà không bị ứng dụng yêu cầu xác minh như Zalo (3 lần), Facebook (5 lần). Đồng thời, Telegram cho phép người gửi xóa được hết các tin nhắn trò chuyện của cả người nhận, trong khi các ứng dụng khác chỉ xóa được ở phía người gửi.

Lợi dụng kẽ hở này, kẻ gian sẽ đổi tên nick Telegram thường xuyên, đồng thời thay đổi cả ảnh đại diện để chat với nạn nhân. Với mỗi lần đổi tên và xóa tin nhắn như thế, người nhận (nạn nhân) dù đã từng nhắn tin với kẻ gian cũng không hay biết, cứ ngỡ đang nhắn tin với một người khác.

Với tính năng xóa dữ liệu 2 chiều, kẻ gian không phải lập nick mới, tốn thời gian. Đó là lý do vì sao mỗi lần muốn làm nhiệm vụ kiếm tiền, nạn nhân lại được kết nối với một người mới qua ứng dụng Telegram. Cứ sau mỗi lần lừa thành công hoặc kết thúc một phiên trò chuyện, kẻ gian lại đổi tên, ảnh đại diện khác để tiếp tục đi lừa, nên rất khó xác định.

Bên cạnh đó, trên một ứng dụng Telegram có thể chuyển đổi giữa các nick khác nhau dễ dàng, nhanh chóng (trong khi các ứng dụng khác phải mất thời gian). Điều này giúp kẻ gian có thể tạo ra nhiều nick bằng nhiều số điện thoại, rồi đóng vai nhiều người tiếp cận, cùng lừa đảo nạn nhân.

Chiêu bài của kẻ gian thường đóng giả người tư vấn công việc, kế toán trả lương, chuyên viên hướng dẫn công việc để cùng hỗ trợ khách hàng. Hoặc một người bất kỳ sau khi thấy nạn nhân vào nhóm, băn khoăn chưa nạp vốn sẽ tiếp cận để “khuyên nhủ” nhanh chóng chuyển tiền nạp vốn. Hầu hết các nhân vật đóng giả đều là của một người.

Thủ đoạn chiếm đoạt tài khoản Telegram của tin tặc thường khá đơn giản. Kẻ tấn công sẽ tiếp cận người bị hại như sau: Đầu tiên kẻ tấn công sẽ tìm cách lấy được số điện thoại của nạn nhân, lợi dụng sơ hở của người dùng khi để công khai thông tin số điện thoại trên Telegram.

Thông thường, cài đặt thông tin số điện thoại trên Telegram có 3 tùy chọn: Bất kỳ ai cũng có thể xem số điện thoại của người dùng; chỉ những người trong danh sách liên lạc mới có thể xem; không ai có thể xem.

Kẻ tấn công có thể lấy số điện thoại nếu người dùng để tùy chọn đầu tiên. Theo đó, tin tặc có thể xem được số điện thoại của người dùng thông qua những group public trên Telegram khi người dùng bật chế độ bất kỳ ai cũng có xem số điện thoại của mình.

Ngoài ra, kẻ tấn công có thể lấy số điện thoại người dùng qua cách chiếm đoạt một tài khoản khác có trong danh sách liên hệ, hoặc qua bất kì kênh nào mà người dùng để lộ số điện thoại.

Sau khi có số điện thoại, kẻ tấn công sẽ tiếp cận với người dùng và khéo léo lừa nạn nhân chụp ảnh màn hình có chứa mã OTP của Telegram. Khi có mã OTP, kẻ tấn công dễ dàng đăng nhập vào tài khoản nạn nhân trong trường hợp tài khoản này không có xác thực hai yếu tố.

Sau đó tin tặc sẽ chờ một ngày (theo quy định của Telegram), để xóa phiên (session) đăng nhập của nạn nhân khỏi tài khoản. Khi ấy người dùng sẽ bị đăng xuất khỏi tài khoản của chính mình trên thiết bị đang dùng.

Telegram có tính năng thông báo đăng nhập, khi người dùng bỗng dưng nhận được thông báo đăng nhập lạ, đó có thể là kẻ gian. Hãy cẩn trọng và vào mục Active Session kiểm tra cũng như xóa ngay khi không nhận ra thiết bị trên. Và hãy cảnh giác với những tin nhắn từ người lạ trên Telegram và cẩn trọng trước khi cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ ai.

Ngày nay, mạng xã hội trở nên phổ biến với con người, lợi dụng được điều đó những kẻ lừa đảo đã có những thủ đoạn hết sức tinh vi nhằm chuộc lợi bất chính cho bản thân mình. Một trong những ứng dụng lừa đảo nhiều nhất có thể nói là mạng xã hội Telegram. Vậy bạn có từng nghe qua việc lừa đảo qua Telegram chưa? Những thủ đoạn đó như thế nào? Hãy cùng với Dịch thuật Visa Khánh An giải mã ngay bên dưới nhé!

Telegram là một ứng dụng nhắn tin và gọi điện thoại di động có tính năng bảo mật cao, được phát triển bởi một tổ chức phi lợi nhuận có tên là Telegram Messenger LLP.  Với chức năng nhắn tin, gọi thoại, gọi video, chia sẻ hình ảnh, tài liệu, video miễn phí.

Telegram hoạt động được trên tất cả các nền tảng phổ biến hiện nay như: Windows, macOS, Android, iOS, Linux,… Toàn bộ các tin nhắn hay cuộc gọi phát sinh từ ứng dụng đều được mã hóa đầu cuối. Nhằm đảm bảo tính tính tuyệt mật cho người sử dụng. Riêng với mã nguồn mở người sử dụng có quyền chỉnh sửa và nâng cấp nhưng phải tuân theo quy định. Nhờ có sự đóng góp của nhiều lập trình viên mà Telegram có thêm rất nhiều những tính năng hữu ích.