Tiêu Chuẩn Gạo Xuất Khẩu Sang Mỹ

Tiêu Chuẩn Gạo Xuất Khẩu Sang Mỹ

Gạo đang là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam, đồng thời là nước đứng thứ 3 về sản lượng xuất khẩu gạo trên thế giới. Thị trường Châu Âu đang là mục tiêu mới được các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đánh chinh phục. Tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Âu gồm những gì? quy trình xuất khẩu gạo có khó khăn không?

Gạo đang là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam, đồng thời là nước đứng thứ 3 về sản lượng xuất khẩu gạo trên thế giới. Thị trường Châu Âu đang là mục tiêu mới được các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đánh chinh phục. Tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Âu gồm những gì? quy trình xuất khẩu gạo có khó khăn không?

Lợi thế Gạo Việt Nam hưởng lợi từ EVFTA

Trước EVFTA, gạo Việt Nam bị EU áp thuế cao, từ 45% đến 100%, khó cạnh tranh. Sau EVFTA, EU giảm thuế suất về 0% cho 80.000 tấn gạo/năm của Việt Nam. Điều này tạo cơ hội cho gạo Việt Nam tăng thị phần xuất khẩu sang EU. Ngoài ra, EVFTA cũng thu hút đầu tư từ EU vào các lĩnh vực chế biến thực phẩm, nông nghiệp công nghệ cao. Nó mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị của họ.

Tiêu chuẩn XK gạo Việt sang Châu Âu, Châu Phi

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sang Châu Âu, Châu Phi. Tiếp theo, bạn hãy cùng HL Shipping tìm hiểu các tiêu chuẩn xuất khẩu sang 2 châu lục này nhé!

Các loại gạo nhập khẩu phải tuân thủ các tiêu chuẩn thị trường chung. Chất lượng tiêu chuẩn của lúa gạo nhập khẩu theo luật pháp Châu Âu phải đảm bảo các yếu tố về độ ẩm, sản lượng gạo xát, kích thước do EU đề ra. Quy định số 1308/2013, cập nhật năm 2020 của EC đưa ra tiêu chuẩn cho gạo, cụ thể:

Đảm bảo tuân thủ quy định EU về an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:

Năm 2017, EU đã thay đổi giới hạn dư lượng Tricyclazole trong gạo nhập khẩu vào EU giảm từ 1 mg/kg xuống 0,01 mg/kg:

Để tránh tác động đến chất lượng thực phẩm và sức khỏe con người. EU đặt ra giới hạn một số chất gây ô nhiễm có thể xuất hiện quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển hoặc lưu giữ:

Xem thêm: Nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới lo giá gạo xuất khẩu tăng?

Được quy định EU số 1169/2011 được Ủy ban Châu Âu. Nó quy định những quy tắc chung cho ghi nhãn áp dụng với tất cả các sản phẩm thực phẩm. Sản phẩm phải có đầy đủ thông tin bắt buộc:

Theo nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo thì bạn có thể tham khảo như sau.

Các điều kiện để thương nhân có thể kinh doanh xuất khẩu gạo là:

Phải có tối thiểu một kho chứa gạo, thóc phù hợp theo những quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định.

Có tối thiểu một hệ thống cơ sở xay sát hoặc cơ sở chế biến thóc gạo teo quy chuẩn.

Thương nhân đã có giấy chứng nhận kinh doanh xuât khẩu gạo không được cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay sát.

Ngoài ra đối với các mặt hàng gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vì chất dinh dưỡng thì không cần phải đáp ứng các quy định nêu trên. Khi thực hiện thủ tục hải quan cho những loại này thì chỉ cần xuất trình bản sao có chứng thực văn bản xác nhận hoặc chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định do tổ chức giám định cấp theo quy định.

Kiểm tra điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Thương nhân tự kê khai hồ sơ đề nghi cấp giấy chứng nhận xuất khẩu gạo và tự chịu mọi trách nhiệm về nội dụng đã kê khai.

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan tổ chức hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn của thương nhân sau khi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận.

Trong 5 ngày làm việc, tính từ ngày kết thúc việc kiểm tra, Sở Công Thương báo cáo Bộ Công Thương  về kết quả kiểm tra bằng văn bản, đề xuất biện pháp xử lý vi phạm (nếu có) và gửi kèm theo biên bản kiểm tra.

Như vậy việc đầu tiên là doanh nghiệp cần phải làm các thủ tục như các bước nêu trên để có được giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu. Nếu công ty bạn là doanh nghiệp mới thành lập thì cần đọc kỹ và tìm hiểu thêm những quy định liên quan ở những bước trên. Còn nếu doanh nghiệp bạn đã có giấy chứng nhận rồi thì có thể tiếp tục phần tiếp theo.

Nếu có những điểm chưa rõ thì bạn nên đọc kỹ nghị định 107/2018/NĐ-CP

Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Phi hiện nay

Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Phi hiện nay là một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Gạo tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu số 1 của nước ta tại khu vực này, chiếm 30% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Phi và chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thế giới. Tuy nhiên, tại khu vực thị trường này, gạo Việt Nam cũng gặp phải không ít những khó khăn, thách thức.

Xem thêm: 10 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới hiện nay

Gạo là thức ăn cơ bản của người dân Senegal. Do luôn bị hạn hán đe dọa nên sản xuất lương thực của quốc gia Tây Phi này chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu trong nước. Mỗi năm, Senegal vẫn phải nhập khẩu từ 800.000 – 900.000 tấn gạo, trong đó hơn 90% là gạo tấm.

Tháng Tư vừa qua, Chính phủ Senegal đã triển khai chiến dịch phân phát lương thực cứu trợ tới những người dân gặp khó khăn trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Khoảng 1 triệu hộ gia đình trên cả nước được cứu trợ, trong đó mỗi hộ gia đình được nhận một khẩu phần gồm dầu ăn, đường, xà phòng, mỳ và gạo.

Khó khăn lớn nhất trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường Châu Phi chính là khâu thanh toán. Một trở ngại nữa là Doanh nghiệp hai bên thường thiếu thông tin về thị trường, đối tác của nhau. Do đó, để tránh rủi ro, các DN Việt Nam thường xuất khẩu qua các Công ty trung gian Quốc tế. Điều này khiến giá gạo xuất khẩu Việt Nam bị đội lên, làm giảm tính cạnh tranh. Và đôi khi thương hiệu gạo Việt Nam không được người tiêu dùng địa phương biết đến.

Từ những thông tin trên, có thể thấy rằng Việt Nam có thể khai thác được nhiều cơ hội xuất khẩu gạo sang châu Phi. Đặc biệt là các nước có nhu cầu cao như Senegal, Côte d’Ivore, Ghana, Mozambique…

Tuy nhiên, để làm được điều này, các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt được những thay đổi về chính sách thương mại, quy định nhập khẩu, khâu thanh toán và các rủi ro về chất lượng, giá cả, vận chuyển, cạnh tranh… của thị trường này.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần tăng cường quảng bá thương hiệu, chất lượng và uy tín của gạo Việt Nam tại châu Phi để tạo được lòng tin và sự ưu tiên của người tiêu dùng.

Quy định về truy xuất nguồn gốc và trách nhiệm của doanh nghiệp

Quy định EC số 178/2002 thiết lập các nguyên tắc chung về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thông qua các giai đoạn sản xuất, chế biến và phân phối. Nó cũng xác định các trách nhiệm của các nhà sản xuất, các nhà nhập khẩu và các nhà phân phối trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm.

Khi xuất khẩu gạo sang châu Âu, các bạn buộc phải chú ý tất cả những vấn đề này. Để không sẽ hải quan Châu Âu sẽ buộc phải trả lại hàng hoặc tiêu hủy tại chỗ. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp cũng như hình ảnh Gạo Việt Nam tại thị trường Châu Âu và quốc tế.

Để nhận hỗ trợ thông tin và giấy phép chuyên ngành để xuất khẩu gạo, quý vị vui lòng liên hệ đến hotline: 0906 22 5599 để được tư vấn hỗ trợ chi tiết.

Tổng quan tình hình xuất khẩu gạo Việt sang Châu Phi, Châu Âu hiện nay

Đầu tiên, bạn hãy cùng HL Shipping điểm qua các thông tin đáng chú ý tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Châu Âu, Châu Phi. Sau đó, chúng ta sẽ tìm hiểu về tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Âu, tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Phi mới nhất.

Tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Âu

Gạo xuất khẩu sang Châu Âu phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, quy định kiểm dịch thực vật, dán nhãn, CO,... chi tiết các quy định về tiêu chuẩn như sau:

Chất lượng tiêu chuẩn của lúa gạo xuất khẩu sang thị trường Châu Âu phải đảm bảo theo các quy định của khối EU về độ ẩm, sản lượng gạo xát, kích thước. Căn cứ theo Quy định số 1308/2013, cập nhật năm 2020 của EC đưa ra tiêu chuẩn cho gạo như sau:

Có sản lượng gạo xát nguyên hạt 63% trọng lượng (với tỷ lệ hạt lép 3%).

Quy định về vệ sinh thực phẩm bao gồm đầy đủ các công đoạn sản xuất, chế biến, phân phối và sản phẩm phân phối ra thị trường theo

Bên cạnh đó, sản phẩm phải tuân thủ đúng theo các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm như ISO 9001, ISO 22000 cùng với việc áp dụng các nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) để đảm bảo an toàn sản phẩm.

EU quy định về giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Tricyclazole trong gạo nhập khẩu vào EU là 0,01 mg/kg.

Quy định EC số 396/2005 cập nhật năm 2021 thiết lập mức dư lượng tối đa của thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm thực phẩm.

Quy định EU số 540/2011, ngày 25/5/2011 xác định các hoạt chất được phép sử dụng và phạm vi sử dụng.

Quy định EU số 2019/1793, ngày 22/10/2019 về gia tăng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và các biện pháp khẩn cấp trong việc quản lý hàng hóa nhập khẩu từ nước thứ ba.

Để tránh tác động đến chất lượng thực phẩm và sức khỏe con người, EU đã đặt ra giới hạn cho một số chất gây ô nhiễm có thể xuất hiện quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển hoặc lưu giữ.

Quy định EC số 1881/2006, cập nhật năm 2022 quy định về nồng độ tối đa các chất gây ô nhiễm nhất định trong thực phẩm để được phép xuất khẩu vào thị trường EU.

Quy định EC số 315/93 cập nhật năm 2009 đặt ra các thủ tục cộng đồng về chất gây ô nhiễm trong thực phẩm.

Đối với mặt hàng gạo nhập khẩu của Việt Nam, EU đã đặt ra những quy định về kiểm dịch thực vật nhằm đảm bảo sản phẩm không chứa sâu và các sinh vật gây hại.

Quy định số 2005/15/EC đối với vật liệu đóng gói và vật liệu lót bằng gỗ, yêu cầu vật liệu đóng gói hoặc sản phẩm thực vật làm từ gỗ không được chứa sâu bệnh.

Đạo luật mới về Sức khỏe thực vật của EU số 2016/2031 quy định tất cả các sản phẩm thực vật sống bắt buộc phải có chứng nhận kiểm dịch thực vật và tuân thủ các quy định về dịch hại nghiêm ngặt.

Quy định EU số 2019/2072 cung cấp chi tiết về thực hiện các biện pháp bảo vệ chống lại sâu bệnh.