Rạng sáng hôm nay (17/8) theo giờ Việt Nam, Forbes đã có những thay đổi về con số tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, theo dữ liệu thời gian thực (real-time).
Rạng sáng hôm nay (17/8) theo giờ Việt Nam, Forbes đã có những thay đổi về con số tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, theo dữ liệu thời gian thực (real-time).
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ hỗ trợ VinFast 'cho đến khi hết tiền” và hiện ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, không lo lắng gì. Ông chủ tập đoàn Vingroup hiện có tài sản trị giá bao nhiêu và triển vọng của các doanh nghiệp trong hệ sinh thái ra sao?
"Hỗ trợ VinFast cho đến khi hết tiền" là khẳng định của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC) Phạm Nhật Vượng trong cuộc phỏng vấn độc quyền của tạp chí Mỹ Bloomberg, được đăng tải đúng dịp kỉ niệm 5 năm khánh thành nhà máy sản xuất ô tô VinFast (14/6/2019-14/6/2024).
Ngủ đủ 8 tiếng, không có gì lo lắng
Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC) Phạm Nhật Vượng cho biết, ông ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và không lo lắng gì. Tỷ phú chia sẻ, VinFast không chỉ là một dự án kinh doanh mà còn là một dự án cống hiến. VinFast sẽ sớm đạt điểm hòa vốn và có thể tự chủ.
Theo tỷ phú Phạm Nhật Vượng, mặc dù mới chỉ bắt đầu sản xuất xe hơn 5 năm trước đây, nhưng giờ VinFast đã bước chân vào thị trường Mỹ và đang cạnh tranh với các tập đoàn lớn như Tesla hay Hyundai. VinFast cũng đang xâm nhập các thị trường như Ấn Độ và Indonesia.
Ông chủ của hãng xe điện Việt Nam tự tin có thể chèo lái đưa VinFast vượt qua các thách thức, bất chấp việc những đại gia toàn cầu như Toyota hay Volkswagen đang gặp khó khăn.
VinFast niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ hồi tháng 8/2023, giá cổ phiếu tăng 700% trong hai tuần đầu. Tuy giá cổ phiếu đến nay đã giảm và tỷ lệ cổ phiếu thả nổi chỉ khoảng 2%, nhưng ông Phạm Nhật Vượng không vội vàng tăng tỷ lệ thả nổi.
Trên thực tế, VinFast đang đối mặt với nhiều thách thức để trở thành thương hiệu thành công trên phạm vi toàn cầu. Các hãng xe điện Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu xe điện giá rẻ và Tesla đang giảm giá xe.
VinFast giao 9.689 xe trong quý I năm nay, mới chỉ khoảng 10% tổng kế hoạch dự kiến 100.000 xe của cả năm 2024.
Nhà phân tích Ken Foong của Bloomberg Intelligence nhận định VinFast cần xây dựng thương hiệu và cạnh tranh với các đối thủ lớn. “Sẽ không dễ để thành công tại Mỹ. Điều đó đòi hỏi nhiều thời gian và tiền đầu tư”, ông nói.
Theo thông tin chia sẻ trên Bloomberg, từ năm 2017 đến cuối quý I/2024, Vingroup, các công ty thành viên và các tổ chức tài chính đã cung cấp cho VinFast khoảng 12,9 tỷ USD. VinFast đang xây nhà máy ở North Carolina, đã khởi công ở Ấn Độ và có kế hoạch xây nhà máy ở Indonesia.
Theo ông Phạm Nhật Vượng, VinFast là sứ mệnh, danh dự và tương lai của Vingroup nên không bao giờ “buông” VinFast.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng hiện giàu ra sao?
Ông Vượng là nhà lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất Việt Nam. Tập đoàn Vingroup hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực ở Việt Nam.
Theo Bloomberg, tính tới thời điểm phỏng vấn, ông Phạm Nhật Vượng sở hữu khối tài sản khoảng 5,3 tỷ USD.
Con số này chưa đủ để ông Phạm Nhật Vượng lọt top 500 tỷ phú USD của Bloomberg. Tính tới ngày 16/6, người đứng thứ 500 trong danh sách của Bloomberg là tỷ phú Tsai Eng-Meng đến từ Đài Loan (Trung Quốc), với khối tài sản trị giá 5,84 tỷ USD.
Hồi đầu năm 2024, theo bảng xếp hạng của Bloomberg, ông Phạm Nhật Vượng có khối tài sản hơn 9 tỷ USD và xếp thứ 257 toàn cầu. Khối tài sản của ông Phạm Nhật Vượng được tính toán dựa trên số lượng cổ phần Vingroup và VinFast mà vị doanh nhân này sở hữu.
Còn theo Forbes, tính tới ngày 16/6, ông Vượng có khối tài sản là 4,2 tỷ USD.
Bên cạnh VinFast và Vingroup, ông Vượng còn sở hữu CTCP VMI (lĩnh vực bất động sản) và CTCP Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM - lĩnh vực taxi điện)…
cho biết, việc thúc đẩy mạnh mẽ
là nhằm đưa ngành sản xuất của Việt Nam lên tầm quốc tế, bởi VinFast không chỉ là một dự án kinh doanh, mà còn là một dự án cống hiến. VinFast không sản xuất xe giá rẻ, mà tập trung vào những sản phẩm có giá hợp lý, đúng với giá trị thực.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP danh nghĩa năm 2021 của Indonesia dẫn đầu trong nhóm các nước thuộc khối ASEAN, đạt khoảng 1.150 tỷ USD.
GDP danh nghĩa của các quốc gia trong khối ASEAN năm 2021 (tỷ USD). Nguồn: IMF.
Xếp thứ hai sau Indonesia là Thái Lan với GDP đạt khoảng 546 tỷ USD. Philippines đứng thứ ba với GDP đạt khoảng 386 tỷ USD. Đứng ở vị trí thứ 4 là Singapore với GDP đạt khoảng 379 tỷ USD.
Trong khi đó, GDP Việt Nam trong năm 2021 đạt khoảng 368 tỷ USD, đứng thứ 5 trong khu vực. Sau Việt Nam, Malaysia giữ vị trí thứ 6 trong nhóm các nền kinh tế lớn trong khu vực với GDP đạt khoảng 358 tỷ USD.
Trong số các quốc gia thuộc nhóm ASEAN thì có 6 quốc gia nằm trong top 50 các quốc gia có quy mô GDP lớn nhất thế giới. 6 quốc gia đó là Indonesia, Thái Lan, Philipines, Singapore, Việt Nam và Malaysia.
Trong năm 2021, theo dữ liệu của IMF, Mỹ là quốc gia dẫn đầu trong danh sách các quốc gia có quy mô GDP danh nghĩa lớn nhất thế giới với 22.940 tỷ USD. Trong khi đó, xếp ngay sau Mỹ là Trung Quốc với GDP danh nghĩa đạt khoảng 16.863 tỷ USD.
Top 10 quốc gia có GDP danh nghĩa lớn nhất thế giới không có sự thay đổi nhiều. Cụ thể, các quốc gia đó là: Mỹ (22.940 tỷ USD), Trung Quốc (16.863 tỷ USD), Nhật Bản (5.103 tỷ USD), Đức (4.230 tỷ USD), Anh (3.108 tỷ USD), Ấn Độ (2.946 tỷ USD), Pháp (2.940 tỷ USD), Ý (2.120 tỷ USD), Canada (2.016 tỷ USD) và Hàn Quốc (1.924 tỷ USD).
Đối với các nước trong khối ASEAN, nước có xếp hạng cao nhất là Indonesia, xếp thứ 16 trong các quốc giá có GDP lớn nhất thế giới. Theo sau là Thái Lan, Philipines, Singapore, Việt Nam và Malaysia với thứ hạng lần lượt 26, 27, 38, 41 và 42 trong top 50 các quốc gia có quy mô GDP danh nghĩa lớn nhất thế giới.
Trước đây, tại Hội nghị thảo luận các chiến lược để tối ưu cơ hội đầu tư vào Việt Nam sau đại dịch với chủ đề "Việt Nam - ngôi sao đang lên", ông CK Tong, Tổng giám đốc BW Industrial Development JSC từng khẳng định: "Dù có Covid-19 hay không, Việt Nam vẫn giữ vị trí thuận lợi để đón làn sóng Trung Quốc+1".
Ông C.K.Tong nhấn mạnh rằng, Việt Nam có năng lực để sản xuất nhiều sản phẩm phức tạp, hàm lượng công nghệ cao. Bằng chứng là Samsung đang sản xuất phần lớn điện thoại ở Việt Nam, thậm chí là những mẫu điện thoại mới nhất. Lực lượng lao động Việt Nam có thể sản xuất những thiết bị cao cấp nhất là điều không phải băn khoăn, nghi ngờ. Chính vì vậy theo ông C.K.Tong, kinh tế Việt Nam sẽ vượt qua Thái Lan, Indonesia, Philippines trong những năm tới.
Ngoài ra, Việt Nam đang nằm trong 20 nền kinh tế đứng đầu thế giới về thương mại. Năm 2021, GDP của Việt Nam tăng trưởng 2,58% so với năm trước. Lạm phát được kiểm soát tốt, chính sách tiền được điều hành linh hoạt, cung ứng đủ vốn phục vụ nhu cầu nền kinh tế.
Cùng với đó, thu ngân sách tăng cao, ước đạt 1.523,4 ngàn tỷ đồng, tăng 13,3% so với dự toán, kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt kỷ lục mới với 668,5 tỷ USD và trở thành một trong 20 nước đứng đầu thế giới về thương mại.
TPO - Trong danh sách tỷ phú thế giới năm 2023 của Forbes, Việt Nam có 6 đại diện. Năm nay, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup Phạm Nhật Vượng vẫn dẫn đầu danh sách người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản 4,3 tỷ USD.
Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2023. Trong đó, Việt Nam có 6 gương mặt quen thuộc, gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup Phạm Nhật Vượng, CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Thaco Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Masan Nguyễn Đăng Quang.
Năm nay, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup Phạm Nhật Vượng vẫn dẫn đầu danh sách người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản 4,3 tỷ USD, thấp hơn con số 6,2 tỷ USD của năm ngoái. Đây là lần thứ 11 ông Vượng góp mặt vào danh sách này.
Ông Phạm Nhật Vượng vẫn dẫn đầu danh sách người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản 4,3 tỷ USD.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo có tài sản 2,2 tỷ USD, xếp thứ hạng 1.368. Năm nay tài sản của bà Thảo cũng giảm so với 3,1 tỷ USD năm 2022. Bà Thảo hiện giữ vai trò Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị HDBank, Phó Hội đồng quản trị và CEO hãng hàng không VietJet Air.
Tỷ phú ngành thép Trần Đình Long sở hữu 1,8 tỷ USD, giảm so với 3,2 tỷ USD năm ngoái. Ông hiện đứng thứ 1.647 thế giới
Ông Hồ Hùng Anh lần thứ 5 góp mặt trong danh sách này. Tài sản của ông năm nay còn 1,5 tỷ USD.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Thaco Trần Bá Dương được đưa vào danh sách tỷ phú từ năm 2018, hiện có 1,5 tỷ USD.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Masan Nguyễn Đăng Quang xuất hiện trong danh sách năm thứ 3 liên tiếp. Tài sản của ông hiện là 1,3 tỷ USD.
Đáng chú ý, các tỷ phú Việt đều có tài sản suy giảm so với năm ngoái, tổng cộng sở hữu 12,6 tỷ USD. Trong khi theo công bố của Forbes năm 2022, tổng cộng các tỷ phú Việt Nam sở hữu 21,2 tỷ USD, tương đương mất 8,6 tỷ USD sau 1 năm.
Để có tên trong danh sách này, phương pháp được Forbes lựa chọn là đánh giá quy mô tài sản của một cá nhân dựa vào giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái tại ngày 10/3.
Năm nay, Forbes lựa chọn tỷ phú thế giới có 2.640 người, ít hơn 28 người so với năm ngoái. Hàng loạt biến động trong năm qua khiến nửa số tỷ phú trong danh sách bị giảm tài sản. Tổng cộng, các tỷ phú sở hữu 12.200 tỷ USD, giảm 500 tỷ USD so với năm ngoái.
Người giàu nhất thế giới hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO LVMH - Bernard Arnault với 211 tỷ USD. Theo sau là CEO Tesla Elon Musk với 180 tỷ USD, ông chủ Amazon Jeff Bezos 114 tỷ USD và Chủ tịch Hội đồng quản trị hãng phần mềm Oracle Larry Ellison 107 tỷ USD.