Laocaitv.vn - Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh được quy hoạch dài 447 km, khổ đường 1.435 mm, đi qua 10 tỉnh thành, nhu cầu vốn đầu tư hơn 183.000 tỷ đồng.
Laocaitv.vn - Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh được quy hoạch dài 447 km, khổ đường 1.435 mm, đi qua 10 tỉnh thành, nhu cầu vốn đầu tư hơn 183.000 tỷ đồng.
Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh được quy hoạch dài 447 km, khổ đường 1.435 mm, đi qua 10 tỉnh thành, nhu cầu vốn đầu tư hơn 183.000 tỷ đồng.
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương
Tổng Biên tập: Nguyễn Quý Trọng
Giấy phép xuất bản số 233/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10-5-2022
@ Bản quyền thuộc về Báo điện tử Hải Dương. Cấm sao chép dưới mọi hình thức
Thời gian qua, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Lào Cai đã triển khai nhiều biện pháp tăng cường kiểm tra và xử phạt các vi phạm liên quan đến tải trọng và đã đạt được hiệu quả, số lượng xe vi phạm về tải trọng đã giảm đáng kể.
Theo thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh Lào Cai, ngay từ đầu năm, lực lượng CSGT toàn tỉnh đã xây dựng kế hoạch, triển khai quyết liệt nhiều giải pháp phù hợp với các đặc điểm, tình hình thực tiễn địa bàn, xử lý nghiêm tình trạng xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn.
Trưởng phòng CSGT, Công an tỉnh Lào Cai, Đại tá Phạm Gia Chiến cho biết: Việc kiểm tra, xử lý vi phạm được thực hiện thường xuyên, liên tục, nghiêm minh, linh hoạt, hiệu quả với tinh thần tuyệt đối thượng tôn pháp luật để răn đe, giáo dục, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức chấp hành quy định pháp luật của người tham gia giao thông. Đồng thời phát hiện những tồn tại, bất cập để kiến nghị các biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Cụ thể, lực lượng CSGT tỉnh Lào Cai đã thiết lập các chốt kiểm tra cố định và lưu động. Tập trung xử lý trên các tuyến quốc lộ trọng điểm; tỉnh lộ; các tuyến đường có khả năng có phương tiện vi phạm về chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, tự ý cải tạo phương tiện hoạt động; địa bàn, khu vực khai thác khoáng sản, mỏ đá, mỏ cát, các trạm trộn bê tông, nhà máy sản xuất gạch, thép,công trình xây dựng,…
Đồng thời, tổ chức tuần tra kiểm soát 24/24, phát hiện xử lý nghiêm triệt để những hành vi này “không vùng cấm, không ngoại lệ, không ngày nghỉ”, không để việc cơi nới thành thùng xảy ra trên địa bàn. Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, chủ động phối hợp, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm hoạt động trên tuyến giao thông đường bộ, vận chuyển ma túy, hàng lậu, gian lận thương mại,… Tiếp nhận, xác minh các thông tin vi phạm do nhân dân cung cấp và xử lý theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, phối hợp và kiến nghị Sở Giao thông Vận tải tổ chức kiểm soát tải trọng ngay từ nơi đầu nguồn hàng, các điểm tập kết, nơi xếp hàng hóa lên xe ô tô; kiên quyết không kiểm định cho các phương tiện tự ý cải tạo phương tiện, thay đổi kích thước thùng xe; không cấp phù hiệu vận tải cho các phương tiện thường xuyên có hành vi vi phạm.
Song song việc xử phạt, lực lượng CSGT Công an toàn tỉnh phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, giúp nâng cao ý thức của các lái xe, người dân và doanh nghiệp vận tải về tầm quan trọng của việc tuân thủ quy định về tải trọng; tác hại hậu quả nguy hiểm của nhóm hành vi tham gia giao thông chở hàng hóa quá tải trọng cho phép, quá khổ, cơi nới thành thùng là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông và làm hư hỏng hệ thống hạ tầng đường bộ.
Tổ chức cho chủ các doanh nghiệp vận tải, tài xế ký cam kết chấp hành các quy định pháp luật về TTATGT. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân chủ hàng cam kết không giao hàng hóa quá tải khi xuất kho ở các khu công nghiệp, nhà máy, nơi khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, các cá nhân doanh nghiệp vận tải hàng hóa ký cam kết không chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, tự ý cải tạo phương tiện, thay đổi kích thước thùng xe khi tham gia giao thông và theo dõi việc chấp hành cam kết, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm cam kết để nâng cao tính răn đe, phòng ngừa.
Kể từ khi triển khai các biện pháp này, số lượng xe vi phạm về tải trọng đã giảm đáng kể. Ý thức của người tham gia giao thông, người dân và doanh nghiệp cũng được nâng cao.
+ Chiều 12.10, Phòng CSGT, Công an tỉnh Lào Cai phối hợp với Công an huyện Bảo Thắng triển khai tuần tra kiểm soát, xử lý xe quá khổ, quá tải trên tuyến quốc lộ 151 đoạn đi qua xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng.
Quá trình kiểm tra, không phát hiện trường hợp nào vi phạm giao thông, vi phạm tải trọng. Các lái xe đều nghiêm túc tuân thủ luật giao thông đường bộ, đảm bảo đúng tải trọng theo đăng kiểm.
Trong thời gian tới, lực lượng CSGT, Công an tỉnh Lào Cai sẽ tiếp tục duy trì và tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm để xây dựng một môi trường giao thông an toàn và văn minh hơn.
Cục Đường sắt Việt Nam vừa đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét thẩm định, phê duyệt quy hoạch đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh dài 460 km.
Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh có điểm đầu là ga Lào Cai (điểm nối ray với đường sắt Trung Quốc) và điểm cuối là ga Hạ Long (thuộc tuyến Kép - Hạ Long). Quy hoạch đường sắt bao gồm hai tuyến chính và hai tuyến nhánh đến các cảng biển.
Tuyến chính đoạn từ Lào Cai - Nam Hải Phòng - cảng Lạch Huyện dài 391 km, đoạn từ Nam Hải Phòng - Cái Lân dài 50 km. Tuyến nhánh Nam Hải Phòng - cảng Nam Đồ Sơn dài 12 km và đoạn Nam Đình Vũ - Đình Vũ dài 7,4 km. Trên tuyến chính có 41 ga, quy mô đường đôi khổ 1.435 mm.
Tuyến đường đi qua 10 tỉnh thành là Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh.
Theo tính toán của liên danh tư vấn lập quy hoạch là TRICC - TEDI, nhu cầu vận tải mạng đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh vào năm 2030 dự kiến là 12,7 triệu tấn hàng hóa và 4,6 triệu hành khách; vào năm 2040 là 14,9 triệu tấn hàng hóa và 6,2 triệu hành khách; vào năm 2050 là 17,4 triệu tấn hàng hóa và 8,3 triệu hành khách.
Trên cơ sở dự báo nhu cầu, tư vấn kiến nghị trước năm 2030 triển khai đầu tư xây dựng đoạn tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Đoạn tuyến Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ được nghiên cứu triển khai sau năm 2030.
Tàu liên vận giữa Việt Nam và Trung Quốc tại ga Lào Cai. Ảnh: Giang Huy
Nhu cầu vốn xây dựng mới tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh dự kiến hơn 179.120 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 23.440 tỷ đồng; chi phí xây dựng và thiết bị là 107.260 tỷ đồng, phần còn lại là chi phí tư vấn, quản lý dự án và dự phòng.
Dự kiến nhu cầu sử dụng đất của quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh là 3.370 ha (bao gồm 663 ha đất quy hoạch các ga).
Đường sắt quốc gia trục Đông - Tây nối cảng biển phía đông tại Hải Phòng với vùng Tây Bắc hiện có hai tuyến chính là Hà Nội - Hải Phòng và Hà Nội - Lào Cai, nhưng khổ đường hẹp 1.000 mm, tiêu chuẩn kỹ thuật và năng lực vận tải thấp, không đáp ứng nhu cầu vận tải tăng cao trong tương lai. Trong khi đó, trục đường sắt Đông - Tây hiện chiếm gần 50% khối lượng vận tải cả hành khách và hàng hóa của hệ thống đường sắt quốc gia.
Mục tiêu của quy hoạch là nâng cao năng lực vận chuyển của tuyến đường sắt trục Đông - Tây nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải bằng đường sắt, kết nối đường sắt quốc gia với các cảng biển, các khu công nghiệp tập trung, khu du lịch, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
TPO - Cục Đường sắt Việt Nam vừa đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét thẩm định, phê duyệt quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với tổng nhu cầu vốn hơn 179.000 tỷ đồng.
Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh có điểm đầu là Ga Lào Cai (tính từ điểm nối ray với đường sắt Trung Quốc) và điểm cuối là ga Hạ Long (thuộc tuyến đường sắt Kép - Hạ Long). Tổng chiều dài tuyến khoảng 427km, bao gồm 41 ga trên tuyến.
Tuyến đi qua 10 tỉnh, thành phố là Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh.
Liên danh tư vấn lập quy hoạch là TRICC - TEDI chia tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh bao gồm 2 tuyến chính và 2 tuyến nhánh.
Tuyến chính đoạn từ Lào Cai - Nam Hải Phòng - cảng Lạch Huyện dài hơn 391 km. Tuyến chính đoạn từ Nam Hải Phòng - Cái Lân dài 50,5 km. Trong khi đó, tuyến nhánh Nam Hải Phòng - cảng Nam Đồ Sơn dài 12,6 km; tuyến nhánh đoạn Nam Đình Vũ - Đình Vũ dài 7,4 km.
Theo Cục Đường sắt Việt Nam, trên toàn tuyến sẽ có 56 cầu lớn với tổng chiều dài 47,5 km đi qua các sông Hồng, Lô, Bạch Đằng và vượt qua cao tốc Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Hải Phòng - Quảng Ninh, qua các quốc lộ và một số tỉnh lộ, có 11 hầm.
Toàn tuyến sẽ có 10 ga phục vụ cả hành khách và hàng hóa gồm Yên Bái, Phú Thọ, Việt Trì, Vĩnh Phúc, Vĩnh Yên, Tam Hợp, Bắc Hồng, Đông Anh, Lạc Đạo, Hải Dương, còn lại chỉ dành cho tàu hàng hoặc tàu khách. 5 ga bố trí tại cảng biển Lạch Huyện, Nam Đồ Sơn, Nam Đình Vũ, Đình Vũ.
Ước tính tổng nhu cầu vốn của tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh hơn 179.000 tỷ đồng.
Ước tính tổng nhu cầu vốn của tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh là hơn 179.000 tỷ đồng. Trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 23.448 tỷ đồng. Chi phí xây dựng và thiết bị là 107.260 tỷ đồng. Phần còn lại là chi phí tư vấn, quản lý dự án và dự phòng.
Theo tính toán của liên danh tư vấn lập quy hoạch là TRICC - TEDI, nhu cầu vận tải mạng đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh vào năm 2030 dự kiến là 12,7 triệu tấn hàng hóa và 4,6 triệu hành khách. Vào năm 2040 là 14,9 triệu tấn hàng hóa và 6,2 triệu hành khách. Vào năm 2050 dự kiến là 17,4 triệu tấn hàng hóa và 8,3 triệu hành khách.
Mục tiêu của quy hoạch tuyến đường sắt nói trên là nâng cao năng lực vận chuyển của tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải bằng đường sắt và đảm bảo khai thác hiệu quả tối đa năng lực của tuyến; kết nối đường sắt quốc gia với các cảng biển, các khu công nghiệp tập trung, các khu du lịch, nhằm phát huy được hiệu quả của vận tải đường sắt, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đây cũng tuyến chính kết nối các khu kinh tế và khu công nghiệp, cảng biển lớn, nằm trong Chiến lược hai hành lang một vành đai của Việt Nam (hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), thuộc khuôn khổ của Khung hợp tác thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN.
Về tiến độ dự án, tư vấn kiến nghị đến năm 2030 triển khai đầu tư xây dựng đoạn tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Với đoạn tuyến Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ được nghiên cứu triển khai sau năm 2030 cùng với lộ trình đầu tư của tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh.