Nền kinh tế thế giới và tiến trình toàn cầu hóa đang đứng trước nhiều thách thức mới khi các diễn đàn đa phương có sự tham gia của một số siêu cường kinh tế (như WTO, Liên hợp quốc, APEC, G20, G7, v.v.) bộc lộ không ít bất đồng và gặp khó khăn trong việc tìm tiếng nói chung; vai trò của các thể chế đa phương và luật lệ, quy định thương mại quốc tế phổ cập (đặc biệt là WTO) có phần suy giảm trong khi xuất hiện các sáng kiến, định chế kinh tế - tài chính mới (như Sáng kiến Vành đai và Con đường, AIIB, v.v.). Bản thân WTO vẫn chưa xử lý được những vấn đề quan trọng liên quan đến thương mại như an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, hay những mất cân đối thương mại toàn cầu. Liên kết kinh tế khu vực, tiểu vùng và song phương có xu hướng được đẩy mạnh hơn so với liên kết kinh tế toàn cầu và liên khu vực.
Nền kinh tế thế giới và tiến trình toàn cầu hóa đang đứng trước nhiều thách thức mới khi các diễn đàn đa phương có sự tham gia của một số siêu cường kinh tế (như WTO, Liên hợp quốc, APEC, G20, G7, v.v.) bộc lộ không ít bất đồng và gặp khó khăn trong việc tìm tiếng nói chung; vai trò của các thể chế đa phương và luật lệ, quy định thương mại quốc tế phổ cập (đặc biệt là WTO) có phần suy giảm trong khi xuất hiện các sáng kiến, định chế kinh tế - tài chính mới (như Sáng kiến Vành đai và Con đường, AIIB, v.v.). Bản thân WTO vẫn chưa xử lý được những vấn đề quan trọng liên quan đến thương mại như an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, hay những mất cân đối thương mại toàn cầu. Liên kết kinh tế khu vực, tiểu vùng và song phương có xu hướng được đẩy mạnh hơn so với liên kết kinh tế toàn cầu và liên khu vực.
Về cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế, Nghị quyết triển khai mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính nhất là các thủ tục liên quan đến đầu tư, xuất nhập khẩu, thuế,... và cắt giảm các điều kiện kinh doanh bất hợp lý, các thủ tục không cần thiết để đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình tra cứu và thực thi.
Xây dựng cơ chế, chính sách để thúc đẩy xây dựng khung pháp lý thử nghiệm có kiểm soát của các lĩnh vực kinh tế - xã hội áp dụng các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới/tích hợp để có chính sách quản lý phát triển kịp thời và phù hợp nhằm thúc đẩy kinh tế số, sáng tạo, khởi nghiệp…
Về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, Nghị quyết đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo tính bình đẳng, minh bạch, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh mang đến sự ổn định và dễ dự đoán của chính sách. Đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, thực chất hơn để giải quyết triệt để được những vấn đề còn vướng mắc đối với môi trường kinh doanh. Khắc phục tình trạng thiếu kết nối, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan đối với từng lĩnh vực phụ trách.
Tích cực triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, du lịch, xây dựng thương hiệu; phát triển thương mại điện tử để tăng cường khả năng giao dịch, tìm kiếm, mở rộng thị trường…
Để thực thi hiệu quả các FTA, Nghị quyết đưa ra giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành; phát huy hiệu quả cơ chế tham vấn giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp trong quá trình đề xuất, lựa chọn đối tác và xây dựng phương án đàm phán các FTA mới cũng như trong việc tháo gỡ những khó khăn trong việc tiếp cận thị trường xuất khẩu; ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp trong các lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh và tiềm năng xuất khẩu.
Tiếp tục thực thi đầy đủ, nghiêm túc các cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế và các cam kết trong các FTA; nghiên cứu, đề xuất phương án đàm phán các FTA mới cũng như nâng cấp một số FTA đã ký kết; nghiên cứu và tập trung triển khai có hiệu quả các FTA mà Việt Nam đã tham gia, đặc biệt là kế hoạch thực thi các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA và RCEP…