Chợ Sông Hinh

Chợ Sông Hinh

Sầu riêng được xem là “vua của các loại trái cây” nhờ hương vị đặc trưng, giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Ngay những vụ thu hoạch đầu tiên, nhiều nông dân trồng sầu riêng ở huyện miền núi Sông Hinh đã có nguồn thu nhập khủng.

Sầu riêng được xem là “vua của các loại trái cây” nhờ hương vị đặc trưng, giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Ngay những vụ thu hoạch đầu tiên, nhiều nông dân trồng sầu riêng ở huyện miền núi Sông Hinh đã có nguồn thu nhập khủng.

Chợ nổi Cái Răng – Nét độc đáo nơi sông nước Miền Tây

VOV.VN - Chợ nổi là loại hình chợ đặc trưng của đồng bằng sông Cửu Long mà không nơi nào có được. Trong đó, chợ nổi Cái Răng Cần Thơ là khu chợ sầm uất, tiêu biểu nhất cho nét văn hóa sông nước miền Tây.

Chợ nổi Cái Răng của Cần Thơ nằm trên một nhánh của sông Hậu. Không chỉ mang đậm phong cách miệt vườn sông nước miền Tây, mà chợ Cái Răng còn mang đến cho khách du lịch một làng ẩm thực trên sông tuyệt vời với đầy đủ đa dạng món ăn đặc sản của miền tây.

Ai ghé ngang Cần Thơ mà chẳng muốn đi du lịch Chợ Nổi Cái Răng, nhưng dù trải qua bao nhộn nhịp, chợ nổi Cái Răng vẫn giữ nguyên phần nào những phong tình thú vị của miền Tây sông nước.

Lịch sử hình thành chợ nổi Cái Răng

Có 2 chợ nổi ở Cần Thơ đó là chợ nổi Cái Răng và chợ nổi Phong Điền. Chợ nổi Phong Điền nhỏ hơn và ít được du khách ghé thăm. Chợ nổi Cái Răng hình thành từ những năm đầu của thế kỷ XX. Thập niên 90 của thế kỷ XX, chợ được di dời qua khỏi cầu Cái Răng về phía Phong Điền, cách vị trí cũ khoảng 1km. Hiện tại chợ nổi Cái Răng nằm ở phía hạ lưu sông Cần Thơ, cách cầu Cái Răng khoảng 600m.

Đặc sản ẩm thực trên chợ nổi cái răng

Dạo quanh chợ nổi, khách du lịch sẽ thấy nhiều ghe chất đầy trái cây. Hấp dẫn như: xoài, sầu riêng, dưa hấu, dứa, măng cụt… xuôi ngược trên dòng sông.

Chợ nổi Cái Răng không những là làng ẩm thực trên sông. Mà còn là chợ đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, nông sản của khu vực này.

Mỗi thuyền ở chợ nổi Cái Răng sẽ chuyên bán một món nhất định. Có nơi bán hủ tiếu, bánh canh, bún cua… Cũng có thuyền bán đồ giải khát, cà phê, dừa tươi. Có hẳn một chiếc thuyền phục vụ thực khách món thơm ngọt lịm, mọng nước.

Khách du lịch rất thích thú với loại trái cây nhiệt đới hấp dẫn của chợ Cái Răng. Những món ăn mang hương vị đậm chất miền tây, cực kỳ dân dã trên sông nước. Nó luôn hấp dẫn khách du lịch đến du lịch tại đây.Bánh tiêu, bánh bò thơm ngon nức tiếng.Món bò nướng lá lốt - nét riêng của Chợ Cái Răng.

Được thưởng thức những đồ ăn ngon ở nơi đây thì bạn sẽ không còn lo lắng về việc Chợ nổi Cái Răng có gì hay không nhé.

Chụp ảnh check-in “cực chất” bên gia đình

Thật thiếu sót nếu bạn đi chợ nổi Cần Thơ mà không có một album sống ảo “cực chất”. Theo kinh nghiệm du lịch chợ nổi Cái Răng của nhiều du khách thì việc chụp ảnh trên mũi ghe là vô cùng đẹp.

Đến chợ, tranh thủ lúc chiếc ghe mình đang len lỏi giữa các ghe hàng lớn nhỏ, đầy màu sắc các loại trái cây; Hãy chụp thật nhiều ảnh. Khung cảnh này chắc chắn sẽ giúp bạn chụp được những bức hình đẹp “triệu like”.

Lưu ý khi đi du lịch Chợ Nổi Cái Răng

Chợ nổi Cái Răng họp từ rất sớm, khoảng từ 04 đến 05 giờ sáng đến khoảng 09 giờ thì tan, nên muốn du lịch Chợ Nổi Cái Răng bạn phải thức dậy khá sớm. Tốt nhất khi du lịch Chợ Nổi Cái Răng là nên có mặt ở Chợ Nổi vào khoảng tầm 07 giờ sáng vì đó là lúc chợ nổi hoạt động nhộn nhịp nhất.

BNEWS Ngày 16/11, UBND tỉnh Vĩnh Long phối hợp Bộ Công Thương tổ chức Khai mạc Hội chợ đặc sản vùng miền khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – Vĩnh Long năm 2024.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, hội chợ đặc sản vùng miền khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – Vĩnh Long năm 2024 là hoạt động thuộc Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương và UBND tỉnh Vĩnh Long chỉ đạo tổ chức, nằm trong chuỗi hoạt động của Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024.

Hội chợ sẽ là cầu nối hiệu quả, là kênh xúc tiến thương mại quan trọng, tạo cơ hội cho các địa phương giao lưu, quảng bá tiềm năng kinh tế, dịch vụ; tạo điều kiện cho các nhà sản xuất, cung ứng được tiếp cận và nắm bắt thị hiếu của đông đảo người tiêu dùng, cũng như tìm kiếm đối tác, thiết lập kênh phân phối, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế nông thôn.

Theo Ban tổ chức, hội chợ thu hút gần 250 gian hàng của 100 đơn vị là các tổ chức xúc tiến thương mại, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh đến từ các tỉnh, thành thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam bộ, Tây Nguyên và miền Bắc tham gia.

Tại hội chợ đã trưng bày đặc sản vùng miền gồm các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, may mặc, hàng lương thực thực phẩm… Hội chợ diễn ra từ 16 - 23/11 tại đường Võ Văn Kiệt, Phường 9, Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Văn Liệt cho biết, Hội chợ đặc sản vùng miền khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – Vĩnh Long năm 2024 không chỉ làm tốt vai trò là nhịp cầu kết nối giữa tỉnh Vĩnh Long với các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung, mà còn là cơ hội để giới thiệu, quảng bá những thành tựu, tiềm năng, thế mạnh trên các lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội; là cơ hội để các doanh nghiệp đẩy mạnh tiếp thị quảng bá hình ảnh các sản phẩm đến người tiêu dùng, tăng cường liên kết, hợp tác đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế, thương hiệu sản phẩm của các địa phương trên thị trường trong nước và ngoài nước.

Theo ông Nguyễn Văn Liệt, Vĩnh Long là một trong những tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, được khẳng định qua các sản phẩm nông nghiệp chủ lực nổi tiếng, tạo nên vị thế thương hiệu riêng cho tỉnh như Bưởi 5 Roi Bình Minh, cam sành Tam Bình, sầu riêng Ri6, chôm chôm Bình Hòa Phước, khoai lang Bình Tân…

Cùng với sự đa dạng các mặt hàng nông sản và sản phẩm chế biến từ nông sản, đến nay tỉnh đã công nhận 159 sản phẩm OCOP; trong đó có 100 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao, 59 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao. Bên cạnh đó, tỉnh còn có 178 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, với 145 sản phẩm đạt cấp tỉnh, 27 sản phẩm cấp khu vực và 6 sản phẩm cấp quốc gia, đã được công nhận trong thời gian qua.

Tỉnh Vĩnh Long xác định mục tiêu tập trung vào thị trường nội địa với lợi thế gần 100 triệu dân, góp phần quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, người nông dân, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, thủy sản chủ lực của tỉnh.