Đặc Điểm Tài Nguyên Biển Đảo Việt Nam

Đặc Điểm Tài Nguyên Biển Đảo Việt Nam

Việt Nam đang đối mặt với áp lực của phát triển ngày càng gia tăng đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên biển.

Việt Nam đang đối mặt với áp lực của phát triển ngày càng gia tăng đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên biển.

Sự đa dạng về các loại hình du lịch

Du lịch biển đảo là sự tổng hợp đa dạng của nhiều loại hình du lịch như: Nghỉ dưỡng, thể thao, nghiên cứu, thám hiểm, cắm trại…Đây là cơ sở để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Du lịch nghiên cứu, học tập

Là loại hình du lịch ngày càng phổ biến, do nhu cầu kết hợp lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành. Một trong các hình thức biểu hiện của loại hình này là sinh viên thuộc các ngành địa lý, lịch sử, văn hóa, môi trường..được tổ chức, đi nghiên cứu, tìm hiểu thực tế. Địa điểm đến là những nơi có đối tượng phù hợp với nội dung học tập như vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, các di tích lịch sử văn hóa…khu vực biển đảo.

Xem chi tiết: Đề tài luận văn du lịch

Đây là sản phẩm du lịch gắn liền với sở thích của khách về một loại hình thể thao nào đó. Du lịch thể thao được chia thành hai loại: Du lịch thể thao chủ động và du lịch thể thao bị động. Du lịch thể thao chủ động là hình thức du lịch, trong đó khách du lịch tham gia trực tiếp vào hoạt động thể thao: bóng chuyền bãi biển, lướt ván, đua mô tô nước… Du lịch thể thao thụ động là những chuyến đi để xem các cuộc thi đấu thể thao, thế vận hội…

Thừa Thiên Huế là một trong các tỉnh có nhiều tài nguyên thiên nhiên bậc nhất cả nước, đặc biệt là tài nguyên rừng, tài nguyên biển và ven biển, tài nguyên du lịch, tài nguyên khoáng sản…

Theo số liệu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Thừa Thiên Huế đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết 53/NQ-CP ngày 17/4/2013, Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 thì tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh khoảng 503.320,5 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản là 392.463,3 ha chiếm 77,97 ha; đất phi nông nghiệp 91.396,1 ha chiếm 18,16%, đất chưa sử dụng 19.461,2 ha chiếm 3,87%.

Theo niên giám thống kê năm 2014 của tỉnh được xuất bản năm 2015, diện tích rừng hiện có là 325.208,8 ha, trong đó 134.954,3 ha là rừng sản xuất chiếm 41,50%, rừng phòng hộ là 101.120 ha chiếm 31,09% và 89.134,5 ha rừng đặc dụng chiếm 27,41%. Rừng ở Thừa Thiên Huế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chức năng phòng hộ và điều hòa khí hậu khu vực và đặc biệt sự đa dạng sinh học của rừng ở đây có giá trị rất cao, cả trong lĩnh vực khai thác sử dụng phục vụ lợi ích cộng đồng cũng như bảo vệ các nguồn gen quý hiếm. Đặc biệt có những loài thú mới cũng được tìm thấy ở đây như : Sao La, Mang Trường Sơn và Mang lớn.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có 128 km chiều dài bờ biển tiếp cận với ngư trường biển Đông, có tiềm năng to lớn về hải sản, có hơn 500 loài cá trong đó 30 – 40 loài có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá chim, cá thu và các loại hải sản khác, năng suất khai thác hợp lý là 40.000 – 50.000 tấn/năm. Ngoài ra, ngư dân Thừa Thiên Huế có kinh nghiệm trong việc di chuyển ngư trường theo mùa vụ nên hàng năm có thể mở rộng ngư trường khai thác hải sản từ phía biển Bắc Trung Bộ đến Nam Trung Bộ và ra đến vùng biển Trường Sa.

Thừa Thiên Huế còn có hơn 20 km vùng núi đá ven biển từ cửa Lăng Cô đến đảo Sơn Chà là vùng biển đa dạng sinh học khu vực có nhiều thủy sản có giá trị cao như : tôm hùm, cá mú,… là nơi có nguồn tôm, cá bố mẹ cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống và rất thuận lợi cho việc bảo tồn phát triển nuôi các đối tượng thủy sản quý như : tôm hùm, ngọc trai.

Ngoài ra, khu vực ven biển Thừa Thiên Huế còn có hệ thống đầm phá hàng năm khai thác xấp xỉ được khoảng 2.500 đến 3.000 tấn thủy sản cá, tôm, cua các loại. Ngoài ra, nhân dân còn khai thác vài trăm tấn rau câu và khoảng 15.000 tấn rong tươi làm phân bón cho các đồng ruộng ven đầm và nguồn thức ăn cho nghề nuôi lồng cá trắm cỏ ở vùng phía Bắc đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.

Tiềm năng du lịch của Thừa Thiên Huế khá phong phú, đa dạng, bao gồm các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, có điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch phong phú, như: du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch biển, núi, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao.

Cảnh quan thiên nhiên sông núi, rừng biển rất kỳ thú và hết sức hấp dẫn với những địa danh nổi tiếng, như: sông Hương, núi Ngự, đèo Hải Vân, núi Bạch Mã, cửa Thuận An, bãi biển Lăng Cô, Cảnh Dương, phá Tam Giang… Cố đô Huế là một trong những trung tâm văn hoá lớn của Việt Nam, hiện đang lưu giữ một kho tàng vật chất đồ sộ, có quần thể di tích cố đô đã được UNESCO xếp hạng di sản văn hoá thế giới với những công trình kiến trúc về cung đình và danh lam thắng cảnh nổi tiếng.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có một số loại khoáng sản nằm rải rác khắp trong tỉnh: Đá vôi, đá granít, Kaolin…… phân bố ở các huyện vùng núi và gò đồi dùng làm vật liệu xây dựng. Mỏ nước khoáng ở huyện Phong Điền đang khai thác, nhưng quy mô còn nhỏ.

Khoáng sản có tiềm năng lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế là sa khoáng titan, khoáng chất công nghiệp kaolin, cát thuỷ tinh, than bùn, vàng và vật liệu xây dựng. Khoáng sản có giá trị kinh tế lớn nhất và giàu tiềm năng là khoáng chất công nghiệp, trong đó quan trọng nhất là nguyên liệu cát trắng nguyên liệu thủy tinh, gốm sứ ….. Các mỏ sa khoáng titan của tỉnh phân bố tập trung trên các dãi cát ven biển xen lẫn khu vực dân cư. Các mỏ sa khoáng này đều chứa khoáng vật nặng; Trong đó, có các khoáng vật chứa các nguyên tố mang tính phóng xạ tự nhiên. Thừa Thiên Huế còn là tỉnh duy nhất ở vùng Bắc Trung Bộ có mỏ Pyrit thuộc Bản Gôn huyện Nam Đông. Ngoài ra, trong một số văn liệu còn ghi nhận nhiều điểm khác song có trữ lượng thấp, ít có triển vọng khai thác với quy mô công nghiệp.

Ngoài các khoáng sản, khoáng chất công nghiệp nêu trên, Thừa Thiên Huế còn có than bùn, quặng sắt, vàng, khoáng sản thiếc và wolfram, đá ốp lát. Tài nguyên nước (bao gồm cả nước nhạt và nước khoáng nóng) được phân bố tương đối đều trên địa bàn toàn tỉnh. Tổng trữ lượng nước dưới đất ở các vùng đã nghiên cứu ở cấp C1 đạt gần 9.200m3/ngày. Trên địa bàn tỉnh còn có một số nguồn nước khoáng nóng có thể sử dụng để uống và chữa bệnh (đáng chú ý nhất trong số này là ba điểm Thanh Tân, Mỹ An và A Roàng).

Nhìn chung, Thừa Thiên Huế có nhiều tài nguyên khoáng sản, nhưng trữ lượng không lớn. Hiện tại, đã khai thác, nhưng chưa được tập trung đầu tư lớn để khai thác chế biến để có giá trị kinh tế cao hợp lý phục vụ cho lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Các loại sản phẩm du lịch biển đảo

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Du lịch sinh thái là hoạt động nhằm thỏa mãn du khách về tìm hiểu các hệ sinh thái tự nhiên và văn hóa bản địa. Địa điểm tổ chức thường là nơi tương đối hoang sơ, có phong cảnh đẹp, văn hóa bản địa gần như được bảo tồn nguyên vẹn: như các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển, các khu bảo tồn thiên nhiên, các làng, bản văn hóa.

Là hoạt động du lịch nhằm khôi phục lại sức khỏe của con người sau thời gian làm việc mệt mỏi. Địa điểm yêu thích với du khách thường là nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ, phong cảnh đẹp.

Du lịch lặn biển là một sản phẩm có đầu tư công nghệ, vốn, chất xám. Vùng biển đảo thích hợp cho loại hình du lịch này là những nơi có vịnh, bãi cát đẹp, nước trong, phong cảnh còn giữ nguyên được vẻ hoang sơ, có nhiều loại san hô và các hang động hấp dẫn.

Theo nghiên cứu của Trung tâm Du lịch lặn biển Orca, Nha Trang, hiện nay vùng biển từ Đà Nẵng đến Bình Thuận thuận lợi cho du lịch lặn biển phát triển. Lùi vào phía nam có Côn Đảo cũng là một điểm lặn tuyệt vời.

Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam vẫn còn bỏ ngỏ để nước ngoài khai thác do hạn chế về kinh nghiệm và công nghệ. Vốn đầu tư cho ngành du lịch lặn biển cần khá lớn. Quy hoạch cho ngành này hoàn toàn chưa có, đa phần vẫn phát triển theo lối tự phát, vừa gây lãng phí lớn vừa không bảo tồn sinh thái biển.

Xem thêm: Phân loại khách du lịch